Hiển thị các bài đăng có nhãn Khủng hoảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khủng hoảng. Hiển thị tất cả bài đăng

Social Media Crisis - Nhận diện khủng hoảng truyền thông xã hội từ trong trứng nước

Khủng hoảng truyền thông xã hội -  Social Media Crisis- là một sự kiện có thể có tác động tiêu cực đến uy tín của một thương hiệu, công ty hoặc cá nhân. Nó có thể là một cái gì đó xảy ra ngoại tuyến và sau đó được đưa đến các kênh truyền thông xã hội, hoặc nó có thể bắt đầu trên các kênh truyền thông xã hội, và sau đó lan truyền. 



Ví dụ về các cuộc khủng hoảng truyền thông xã hội có thể là những bức ảnh đáng xấu hổ, những bài đăng không phù hợp của nhân viên hoặc nhân viên cũ hoặc những ý kiến ​​lên tiếng có thể phản ánh tiêu cực về một công ty.

Vì phương tiện truyền thông xã hội cho phép các bài đăng được chia sẻ vô số lần và với tốc độ chóng mặt, chúng tôi coi các sự kiện tiêu cực là một cuộc khủng hoảng, vì việc đối phó với chúng có thể giống như dập tắt một đám cháy.

Trong tình thế cấp bách, bạn hãy bình tĩnh để nhận diện khủng hoảng và từng bước xác định cách xử lý qua hướng dẫn sau. Hãy nhớ, những khủng hoảng này là điều ai cũng nên lên kế hoạch trước để xử lý. 

  • Quyết định cách bạn sẽ đối phó với các những status tiêu cực trên các diễn đàn công cộng - bạn sẽ ẩn, xóa, bỏ qua hoặc cấm những từ trang Facebook của bạn. Ví dụ: nêu rõ chính sách tham gia xã hội khi có liên quan
  • Đã suy nghĩ kỹ về các tuyên bố được chuẩn bị trước cho bất kỳ lĩnh vực gây tranh cãi nào mà bạn có thể gặp phải. Đến lúc cần sử dụng nó rồi.
  • Truyền đạt rõ ràng các nguyên tắc cá nhân và phương tiện truyền thông xã hội của tổ chức của bạn tới tất cả nhân viên đại diện cho bạn trên các kênh truyền thông xã hội
  • Có kế hoạch hành động trong tổ chức của bạn để biết cách xử lý khủng hoảng truyền thông xã hội giữa các bộ phận và chức năng
  • Đảm bảo bạn có đội ngũ giám sát kênh xã hội sau giờ làm việc và trong các ngày lễ
Truyền thông mới

Dòng chảy của tiền đang đổ về đâu?

(VTC News) - Lãi suất tiền gửi giảm đã tác động mạnh mẽ các kênh đầu tư tài chính và dòng tiền đang dần chuyển hướng đến trái phiếu, cổ phiếu của nhiều công ty bất động sản. Tuy nhiên, cũng không ít gia đình lại chọn con đường riêng tận hưởng thú vui du lịch nội địa trong môi trường an toàn hiếm có.

Bai bien Tran Phu - Nha Trang (hinh chup ngay 8/7/2020)

Khi tiền gửi đổ về trái phiếu

Trung tâm phân tích chứng khoán SSI - SSI Research vừa có báo cáo đánh giá tác động của kênh trái phiếu và kênh tiền gửi. Theo đó, so với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.

Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và HNX, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỉ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành ước khoảng 783.000 tỉ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến 6 tháng năm 2020.

Cũng theo SSI, tổng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, số trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ tại 31/3/2020 là khoảng 398.000 tỉ đồng.

Nếu loại trừ số này, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng tiền gửi toàn hệ thống. Nhìn lại, lượng trái phiếu doanh nghiệp các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020.

“Rõ ràng trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định”, SSI nhận định.

Mặc dù dòng tiền đang chạy mạnh mẽ từ tiền gửi ngân hàng về trái phiếu nhưng  vừa qua Bộ Tài chính tiếp tục phải cảnh báo rủi ro khi các công ty chứng khoán, ngân hàng có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu bằng mọi giá.

Trong đó, đáng chú ý là các doanh nghiệp bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Không chào mời trái phiếu bằng mọi giá mà phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ như tình hình tài chính của doanh nghiệp, mục đích phát hành, tài sản đảm bảo... Đồng thời, tổ chức phân phối cũng phải có biện pháp mua lại trái phiếu đúng hạn như cam kết với nhà đầu tư.

Tại sao doanh nghiệp bất động lại phát hành trái phiếu mà không bán sản phẩm?

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, kịch bản “đóng băng” bất động sản (BĐS) khó có thể lặp lại ở giai đoạn hiện nay. Ông nhận định: “Dự kiến, năm 2020 sẽ có nhiều văn bản mới nhằm tháo gỡ và giúp doanh nghiệp địa ốc gỡ khó. Tuy nhiên, khi chưa kịp tháo gỡ thì dịch COVID-19 ập đến. Cú bồi cùng tai nạn kép liên hoàn đã hạ gục một số doanh nghiệp địa ốc. Thị trường diễn ra cuộc sàng lọc thay thế doanh nghiệp. Doanh nghiệp mạnh, tốt, nhiều lực sẽ trụ lại. Doanh nghiệp yếu văng ra và thị trường lại đón nhận những doanh nghiệp có tiềm năng nhảy vào!”

Theo nhiều chuyên gia trên thị trường tài chính nhận định, việc các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu hoặc tăng bán cổ phiếu không phải là tín hiệu tích cực cho ngành bất động sản. Để mua một sản phẩm bất động sản bất kỳ cần có lượng tiền lớn và dòng tiền ổn định nếu vay ngân hàng. Vì vậy trái phiếu và cổ phiếu của các công ty bất động sản được phát hành mạnh mẽ trong thời gian qua là hình thức “gom tiền lẻ” nên sẽ dẫn đến hệ lụy việc tăng giá bán sản phẩm trong tương lai.

Vì vậy, nhiều chuyên gia gần đây trấn an người dân đừng vội rút tiền mua trái phiếu doanh nghiệp mà nên mua hoặc chờ mua sản phẩm bất động sản nếu đủ tài chính. Còn việc vay tiền ngân hàng để đầu tư bất động sản lại càng không nên.

Sức bật của ngành du lịch

Ngành du lịch và vận tải bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong mừa dịch cũng là ngành hồi phục nhanh nhất. Với nhiều chiến dịch quảng bá và thu hút khách du lịch trong nước, cùng với tình hình ổn định không lây nhiễm cộng đồng, ngành du lịch trong nước đã hồi phục hơn 50% nhờ vào lượng khách nội địa. Ngược lại với những đầu tư tài chính, tất nhiều gia đình đang tập trung vào các chuyến du lịch và chấp nhận chi tiêu lớn cho mùa hè.
Chị Anh Thu (Quận 3 – TP.HCM) chia sẻ lựa chọn: “Tôi cũng suy nghĩ rất nhiều về việc đầu tư vào đâu, có nên thay đổi gì không khi diễn biến các kênh tài chính quá phức tạp. Cuối cùng tôi chọn phương án đi du lịch. Tiền có kiếm được nhiều hay ít cứ tạm gác lại hết, dành nhiều thời gian cho các con vui chơi vì lỡ đâu ngày nào đó có lây nhiễm cộng đồng lại phải ở nhà trốn dịch”.

Tại phố biển Nha Trang, ngay khi học sinh vừa thi xong học kỳ, khách sạn bắt đầu lấp đầy 50% số phòng. Riêng trục đường chính Trần Phú đối diện bãi beiern được tạp chí US News (Mỹ) đưa vào danh sách Top 50 bãi biển cát trắng đẹp nhất thế giới, các khách sạn 4 và 5 sao có tỷ lệ lấp đầy 80% phòng.

Cùng thời điểm này, ngành du lịch Việt liên tiếp đón nhận sự kiện Công viên Địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu; Vịnh Hạ Long vào Top 50 kỳ quan thế giới 2020 do tạp chí Hotelworld bình chọn; Ngày hội du lịch TP.HCM 2020 tung nhiều sản phẩm, tour du lịch có chất lượng với giá ưu đãi giảm đến 30 - 70%...


Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản

Sự bất tín của một số chủ đầu tư, doanh nghiệp đã góp thêm gam màu tối cho bức tranh thị trường bất động sản năm nay. Trong đó, rúng động nhất là vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng nghìn khách hàng của Công ty CP địa ốc Alibaba.


Theo ghi nhận của Batdongsan.com.vn, nếu những năm trước, thị trường “sóng gió” với các dự án chậm tiến độ, dự án “đắp chiếu” khiến khách hàng phải đi đòi nhà khắp nơi thì năm nay, việc thực hiện cam kết lợi nhuận, hoàn thiện dự án, bàn giao sổ đỏ là những sự kiện ồn ào nhất thị trường.

Chủ đầu tư thuê lại căn hộ của khách rồi “hốt” luôn

Một số đối tượng thuộc Công ty Nam Thị, chủ đầu tư dự án chung cư La Bonita tại phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã thuê lại các căn hộ của khách hàng không có nhu cầu sử dụng rồi bán cho người khác. 
Sáng 18/2/2020, người dân tụ tập trước chung cư La bonita để phản đối việc bị cty Nam Thị chiếm đoạt, lừa đảo
Vào ngày 21/11/2018, Văn phòng chính phủ ra văn bản số 1363/VPCP-NC gửi Bộ công an yêu cầu khẩn trương kiểm tra xác minh thông tin về việc chủ đầu tư tòa nhà chung cư La Bonita có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản “một căn hộ bán cho nhiều người”, nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính Phủ trước ngày 15/12/2018. Thế nhưng mãi đến tháng 4/2019, những người nộp đơn tố cáo mới biết được vụ án đã khởi tố từ ngày 18/2/2019 thông qua thư trả lời của Viện Kiểm Sát TP.HCM (?) Và hiện nay chưa có ai nhận được đơn thư trả lời từ phía PC03 – Công An TP.HCM là đơn vị đang điều tra vụ án này. 
Sáng ngày 18/2/2020 nhân kỷ niệm đúng 1 năm khởi tố vụ án, khách hàng tiếp tục cùng nhau đứng đối diện UBND TP.HCM để yêu cầu khởi tố các bị can là Vũ Bảo Trinh, Tô Văn Chí Tâm và Hoàng Thái Anh
Sáng ngày 18/2/2020, nhiều người dân là khách hàng công ty BĐS Nam Thị (TP.HCM) đã tu tập trước chung cư La Bonita (số 6-8 đường Nguyễn Gia Trí, P.25, Quận Bình Thạnh) để phản đối về việc vụ án đã khởi tố đúng 1 năm nhưng chưa khởi tố bị can. 
Từ 9g sáng, trước cửa chung cư La Bonita đã xuất hiện nhiều người mặc áo đỏ, tay cầm bandrol và đơn thưa với các nội dung bức xúc về việc vì sao chưa khởi tố bị can vụ án. Những khách hàng này khẳng định các bị can gồm có ông Hoàng Thái Anh và Tô Văn Chí Tâm – giám đốc và là người đại diện công ty Nam Thị ký kết các hợp đồng bán 1 căn hộ cho nhiều người – và chủ mưu bà Vũ Bảo Trinh – một Việt kiều Mỹ khá tai tiếng với nhiều vụ lùm xùm về bất động sản trong nhiều năm qua. 
Ông Trần Trọng Trí - một trường hợp đau lòng vì mua căn hộ La bonita (với mã căn hộ  B3 _08) mà gia đình tán, vợ đơn phương ly dị. Năm 2014, ông Trí bị bà Vũ Bảo Trinh lừa dối mua căn hộ trong dự án La bonita, rồi dụ dỗ lấy nhà đang ở để vay ngân hàng. Toàn bộ tiền vay và tiền cá nhân của ông Trí đổ vào cho Công ty Nam Thị và Vũ Bảo Trinh để đổi lại Hợp đồng mua bán ma. Nhà không có vì bị giang hồ chiếm giữ, nhà đang ở bị ngân hàng xiết nợ. Vợ bất mãn đơn phương ly dị. Sau thời gian dài níu kéo bất thành, đúng ngày 14/2/2020 vừa qua, tòa án đã ra quyết định Ly hôn vào ngày Lễ Tình yêu. Khi nhận được quyết định này, ông Trí suýt trụy tim, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. 
Ông Trần Văn Ngư ký hợp đồng mua bán căn hộ B2-07 (mã mới A2-09) với công ty Nam Thị vào ngày 24/9/2014, đã trả hết 100% chi phí, đến nay vẫn chưa được bàn giao nhà. Hiện nay nhà của ông Ngư cũng bị chồng lấn với ông Đào Quang Tùng và bà Nguyễn Thị Thanh Hương có hợp đồng ký ngày 28/11/2017. Gia đình ông Trần Văn Ngư cũng tan nát vì dính vào chung cư La Bonita và bị bà Vũ Bảo Trinh dụ dỗ kí hợp đồng, lấy tiền, hứa hẹn nhiều lần nhưng không trả tiền hay giao nhà. 

Tuy nhiên, một khách hàng mua 2 căn hộ La Bonita (mã cũ B1-05 và A2-14)  từ năm 2014, khẳng định: “Chúng tôi không quan tâm số tiền bà Tuyết Nhung đã đưa bà Vũ Bảo Trinh là bao nhiêu vì đó là chuyện cá nhân của hai người phụ nữ nổi tiếng lừa đảo, không có lời nào đáng tin tưởng. Chúng tôi yêu cầu vụ án Công ty Nam Thị phải được điều tra đúng quy trình tố tụng, đúng Luật tố cáo khiếu nại! Ai bao che, ai kéo dài vụ án vì bất cứ lý do gì, cần phải xem là đồng phạm. Bởi vì việc kéo dài chẳng qua tạo điều kiện cho các giao dịch bất hợp pháp trong tòa nhà tiếp tục diễn ra, tạo thêm gánh nặng cho CQĐT và việc khắc phục hậu quả thêm nặng nề!”.
Công ty Bách Đạt An “quên trả” 1.000 sổ đỏ
Cuối tháng 3/2019, hàng nghìn khách hàng đã mua đất tại 3 dự án gồm Bách Đạt 1, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside đến quây trụ sở của chủ đầu tư để đòi sổ đỏ khi đã đóng đến 95% giá trị hợp đồng. Những dự án này do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Công ty Hoàng Nhất Nam phân phối.
Tuy nhiên, khi bị người dân phản ứng, Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí xảy ra tranh chấp, khiếu kiện tại toà gây thêm bất an, lo lắng cho khách hàng. 
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sau đó đã giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện các dự án của Công ty Bách Đạt An. Kết quả cho thấy hàng loạt vi phạm như chủ đầu tư đã huy động vốn khi tỉnh chưa giao đất, dự án chưa có pháp lý đầy đủ, hạ tầng chưa hoàn thiện…
Ngày 28/11 vừa qua, TAND TP. Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền giữa Công ty (Cty) CP Bách Đạt An và Cty CP Hoàng Nhất Nam. Tại đây, tòa bác đơn của Bách Đạt An, yêu cầu công ty này phải tiếp tục hợp đồng đã ký với Hoàng Nhất Nam để ra sổ đỏ cho khách hàng.
Ông trùm nhà giá rẻ - đại gia điếu cày bị khởi tố điều tra
Ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh được biết đến với hàng loạt dự án chung cư thương mại giá rẻ tại Hà Nội như: Khu đô thị Xa La, Kim Văn - Kim Lũ, Đại Thanh, tổ hợp HH Linh Đàm…
Để kéo giảm giá thành sản phẩm, các dự án của "đại gia điếu cày" thường có mật độ xây dựng cao, sản phẩm phân phối trực tiếp qua sàn của chủ đầu tư, không quảng cáo và không sử dụng vốn vay… Giá các căn hộ chỉ dao động từ 600 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho hàng nghìn người dân. Tuy nhiên phương thức kinh doanh này khiến ông Thản chịu nhiều chỉ trích, thậm chí vướng vào vòng lao lý.
Ngày 10/7/2019 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố ông Lê Thanh Thản về tội “lừa dối khách hàng” theo Điều 198 Bộ luật hình sự 2015.
Cụ thể, ông Thản bị Công an Hà Nội cáo buộc liên quan đến sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6), phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Dự án này theo quy hoạch có quy mô 970 căn hộ nhưng trên thực tế, chủ đầu tư đã xây thêm một toà CT6C, nâng tổng số căn lên 1.590 căn.
Alibaba của hai tên “cướp”
Hơn 2.600 nhân viên, lập 43 dự án ảo, 6.700 khách hàng “lọt hố”, số tiền Alibaba chiếm đoạt hơn 2.500 tỷ đồng… là những con số khiến dư luận bàng hoàng khi cơ quan công an phanh phui hoạt động phi pháp của Công ty CP địa ốc Alibaba.
Thời hoàng kim của Alibaba
Cầm đầu “băng cướp” là Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi, Chủ tịch HĐQT) cùng với em trai Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi, Tổng giám đốc) đã gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600ha tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu… Những khu đất này đều mang danh nghĩa cá nhân, được vẽ thành các “dự án” không có thật, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng được quảng cáo là đất nền dự án (đất ở) rồi lừa bán cho hàng nghìn khách hàng.
Sau khi Luyện cùng đồng bọn bị bắt, tâm lý nhà đầu tư đất nền vùng ven TP.HCM bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người không dám xuống tiền với đất nền giá rẻ. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản rúng động này cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong cơ chế quản lý đất đai, dự án tại một số địa phương.
Cocobay hay là “con cò bay”
Nhiều nhà đầu tư chua chát ví von rằng Cocobay đã biến thành “con cò bay” cùng với lợi nhuận trong mơ mà chủ đầu tư cam kết. Thông báo không thể chi trả lợi nhuận 12%/năm cho nhà đầu tư của Empire Group cũng đánh dấu sự đổ vỡ của mô hình cam kết lợi nhuận từng bùng nổ cách đây 2-3 năm. Từ sự đổ vỡ này, thị trường condotel sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn phía trước, khi mà chiêu bài lợi nhuận bộc lộ tính bất khả thi. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề khác của condotel vẫn chưa gỡ được nút thắt như pháp lý, vận hành – quản lý… 
Một số chuyên gia cho rằng, Cocobay sẽ không phải là trường hợp duy nhất, và các nhà phát triển condotel cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, vận hành dự án thay vì chỉ vin vào mức lợi nhuận trên mây như trước đây.
Thiên thần Angel Lina gãy cánh
Angel Lina là công ty mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực Bất động sản 3 năm gần đây. Vì vậy công ty chưa có tên tuổi gì nhưng khi khách hàng tập trung đòi tiền và khi bà chủ Phạm Thị tuyết Nhung (tên thường gọi Lina) bị bắt thì mới ngã ngữa vì số tiền và khách hàng đã bị chiếm đoạt. 
Giám đốc cty Angel Lina - bà Phạm Thị Tuyết Nhung  bị bắt

Với mong muốn trở thành nhà quy hoạch bất động sản có khả năng chuyển hóa đất công, đất công viên thành đất nhà ở, công ty Angel Lina đã rao bán 9 mảnh đất lớn ở TP.HCM với giá bèo. Thu tiền đến 95%, đến hẹn không giao đất, không triển khai được vụ án, khách đến đòi tiền quá thì lẩn trốn. 
Ngày 2/11/2019, Cơ quan điều tra Công an TP.HCM đã bắt giam Phạm Thị tuyết Nhung.
Bà chủ thật sự của cty Hoàng Kim Land là ai?
ngày 21/11, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Hạnh để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tính đến nay đã có 46 người nộp đơn tố cáo bà Hạnh và bà Hiền lừa đảo chiếm đoạt hơn 81 tỷ đồng; bằng việc ra dự án đất nền không có thật trên địa bàn TP.HCM, như: dự án khu dân cư đường số 7 (KCN Vĩnh Lộc B, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân); khu đất đường Hương Lộ 11, xã Tân Quý Tây, H.Bình Chánh; khu đất đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh.
Cơ quan CSĐT đã xác định, tại các khu đất nói trên, bà Trần Thị Mỹ Hiền đứng ra thỏa thuận mua đất với các hộ dân. Người dân sau khi nhận tiền cọc, ký giấy ủy quyền cho bà Hiền đi giao dịch ngân hàng, lo giấy tờ pháp lý, xin phát triển dự án… cho thửa đất đang cam kết mua. Tuy nhiên, thực tế ngay sau khi có được giấy ủy quyền của chủ đất, bà Hiền không thực hiện như cam kết mà đứng trên danh nghĩa pháp lý Công ty Hoàng Kim Land cùng với bà Hạnh vẽ dự án đất nền, rao bán và nhận tiền cọc của người dân dưới hình thức “góp vốn đầu tư” để chiếm đoạt.
Những khu đất mà Công ty Hoàng Kim Land vẽ “dự án ma” chưa phải thuộc chủ quyền của công ty này và thực tế vẫn là đất nông nghiệp, đất quy hoạch làm công viên, giao thông… Khi sự việc bại lộ, chủ đất đi đòi tiền còn bị Công ty Hoàng Kim Land cho người hành hung...
Tại “dự án ma” ở cuối hẻm 131/6/1 Tây Lân, P.Tân Tạo (Q.Bình Tân), nhiều khách hàng cũng tố cáo Công ty Hoàng Kim Land và Công ty Angel Lina (do bà Phạm Thị Tuyết Nhung, 34 tuổi, ngụ Q.4 làm giám đốc; cũng đã bị bắt để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Theo các khách hàng mua đất nền tại “dự án” này, đa số họ đã đóng từ 50 - 90% giá trị lô đất. Tuy nhiên, đóng tiền xong mới phát hiện “dự án không có”. Khi khách hàng đi đòi lại tiền thì lãnh đạo 2 công ty này liên tục lẩn tránh, thậm chí khách đến công ty đòi tiền còn bị nhiều đối tượng xăm trổ “đón tiếp” và đe dọa.
Một điểm rất đáng chú ý, bà Trần Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land đã bị bắt, nhưng thực tế chỉ là người đại diện, là người đi làm thuê cho Công ty Hoàng Kim Land. Chủ thật sự của Công ty Hoàng Kim Land là bà Trần Thị Mỹ Hiền, nhưng đến nay bà này vẫn chưa bị xử lý mà mới chỉ bị đưa đi giám định tâm thần. 
https://batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/nhung-su-viec-on-ao-nhat-nam-2019-cua-thi-truong-bat-dong-san-ar102817 
http://m.cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/Tiep-tuc-yeu-cau-xu-ly-vu-lua-dao-tai-Chung-cu-La-Bonita-582196/

Tổng hợp

Định hướng đúng Condotel để phát triển du lịch bền vững

Rất nhiều chuyên gia phân tích về việc Cocobay Đà Nẵng đổ vỡ mô hình kinh doanh đang phát triển rầm rộ và trở thành xu hướng đầu tư thành công ở các nước. Những nguyên nhân nội tại và câu chuyện quản lý của chủ đầu tư Cocobay càng cho thấy chiến lược, tầm nhìn vĩ mô của dự án đã bị xem nhẹ.



Tại sao thế giới chọn mô hình Condotel để phát triển du lịch bền vững

Nhằm phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ 21, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09 ngày 9.2.2007 về "Chiến lược biển VN đến năm 2020", trong đó nhấn mạnh thế kỷ 21 được thế giới xem là thế kỷ của đại dương. 
Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng Chiến lược biển VN đến năm 2020, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
Cùng với tầm nhìn vĩ mô, các địa phương có biển đã nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp không khói - Du lịch và các dịch vụ phụ trợ. Có thể thấy chỉ trong 10 năm trở lại đây, hình ảnh Việt Nam xinh đẹp và thân thiện ngày một được quảng bá rộng hơn, góp phần tăng lượng khách du lịch nước ngoài. 

Tổng cục Thống kê cho biết tháng 11/2019 ghi nhận mốc mới của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 1,8 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Năm
Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
2000
17,40
2001
20,50
17,8
2002
23,00
12,2
2003
22,00
-4,3
2004
26,00
18,2
2005
30,00
15,4
2006
51,00
70,0
2007
56,00
9,8
2008
60,00
7,1
2009
68,00
13,3
2010
96,00
41,2
2011
130,00
35,4
2012
160,00
23,1
2013
200,00
25,0
2014
230,00
15,0
2015
355,50
*
2016
417,20
17,3
2017
541,00
29,7
2018
637,00
17,7
Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 – 2018 (Theo tổng cục Du lịch VN)
Tạp chí Forbes ghi nhận con số tăng trưởng du lịch thần tốc của Việt Nam: "Năm 2018 Việt Nam đón 95,5 triệu du khách với tổng doanh thu toàn ngành du lịch vượt 620.000 tỉ đồng (khoảng 27 tỉ USD), tăng khoảng 11% so với năm trước và đưa tổng doanh thu của ngành này năm qua tăng gấp hơn 10 lần kể từ 2008."
Để đạt được những con số trên, nếu các cơ sở lưu trú, hạ tầng và giao thông không phát triển đồng bộ chắc chắn du khách sẽ không có ấn tượng tốt đẹp và không trở lại. Một trong những khu vực phát triển nóng chính là đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng với đứa con lai condotel ra đời như một xu hướng tất yếu, đang được cả thế giới đang chạy theo.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, hình thức đầu tư tài chính thông qua condotel là mô hình đảm bảo an toàn nhất hiện nay bởi vì nhà đầu tư sở hữu tài sản là bất động sản, được trả lãi suất và cam kết thu hồi vốn, được hưởng quyền nghỉ dưỡng (có giới hạn) tại khu vực dự án đầu tư. Như vậy, nếu so với gửi tiền ngân hàng, mua những gói du lịch trên hệ thống timeshare, đầu tư condotel quá nhàn hạ mà an toàn.
Condotel được hiểu là Condo (căn hộ) kết hợp với Hotel (khách sạn). Trên thế giới, khái niệm condotel (căn hộ - khách sạn) được hiểu là khi chủ đầu tư bán căn hộ, thì căn hộ đó bắt buộc phải đưa trở lại cho chủ đầu tư để vận hành. Người mua chỉ được quyền sử dụng căn hộ đó 1 - 2 tuần/năm.
Phát triển du lịch làm bùng sáng ngành F&B
Khi du lịch địa phương nào đó phát triển đồng nghĩa với hạ tầng, giao thông phát triển theo. Mặc dù đã xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông nhưng đổi lại Nhà nước vẫn gánh theo áp lực trả nợ và thu thuế của các BOT, kéo theo nhiều hệ lụy khó ngờ.
Trong bối cảnh bừng sáng du lịch, một trong những ngành được lợi thế cao chính là ngành F&B (ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống) và giải trí. Khách đến càng nhiều, nhà hàng quán ăn uống, cửa hiệu bán lẻ, vui chơi giải trí càng phát triển. Khách quốc tế càng đến nhiều, nhà hàng khách sạn cao cấp càng nở rộ, bộ mặt đô thị chuyển biến hiện đại hơn, đẹp hơn.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, giai đoạn 2014-2019, thị trường ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống Việt Nam (F&B) có tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm. Trong khi đó, Statista cho rằng năm 2019, doanh thu từ thị trường F&B tại Việt Nam có thể đạt mốc 200 tỷ USD, tăng đến 34,3% so với số liệu của năm 2018. Điều này cho thấy càng về sau, tốc độ tăng trưởng ngành F&B ngày càng cao.
Nhìn lại sự phát triển condotel và bài học thành công
Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Asian Holding cho rằng, TP HCM đang có những dự án phát triển theo hình thức condotel, nhưng vì luật chưa rõ ràng, nên doanh nghiệp chọn tên khác cho các loại hình căn hộ này, như smartel. Việc đặt tên gì không quan trọng bằng việc sản phẩm vận hành như thế nào, có mang lại lợi nhuận cho khách hàng hay không.
Nguồn cung và tiêu thụ căn hộ condotel mới tính theo quý
Một trong những kinh nghiệm thành công của các chủ đầu tư condotel chỉ xoay quanh việc quản trị và cân bằng… lòng tham của các bên tham gia. Khi ông chủ khách sạn Havana trên đường Trần Phú chốt giá bàn giao căn hộ từ 1,5 tỷ đồng một căn hộ condotel cách đây vài năm, nhiều người cho rằng bán quá rẻ, sao không đẩy lên cao hơn để tăng lợi nhuận.
Thực tế, rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng có vị trí tốt đã tăng giá chóng mặt nhằm khẳng định giá trị. Thế nhưng, sự tăng giá quá cao chính là điểm yếu, ảnh hưởng đến dòng tiền của chủ đầu tư khi bước vào giai đoạn vận hành và trả lãi. Việc trả lãi cam kết tỷ lệ phần trăm dựa trên giá bán, nếu giá quá cao, lãi trả phải cao. Những biệt thự biển triệu đô khi đi vào vận hành, nếu cam kết 10%, mỗi năm trả gần 2 tỷ đồng.
Chủ đầu tư bớt tham, không đẩy giá cao, thì nhà đầu tư cũng nên bớt sự đòi hỏi phi mã về tỷ lệ trả lãi. Theo thống kê của các chủ sở hữu khách sạn trên thế giới, việc trả lãi từ 4-6% trong vòng 15 năm là con số an toàn nhất. Kể cả tỷ suất lấp đầy phòng dưới 50%, con số này vẫn không đẩy chủ đầu tư vào cảnh phá sản.

Khách sạn Quốc tế 5 sao Beau Rivage Nha Trang tọa lạc tại số 40 Trần Phú, trên cung đường biển sầm uất và nhộn nhịp. Ngoài hai khối tháp khách sạn còn có khu Thương mại – Dịch vụ - Nhà hàng – Giải trí với tổng diện tích trên 60.000m2 sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn.

Ngoài ra, việc phóng tay đầu tư vào quảng bá dự án, chi phí bán hàng, tiếp thị… nếu không được quản trị tốt cũng ngốn không ít tiền. Nếu tỷ lệ dành cho chi phí bán hàng trước khi đi vào vận hành đạt con số trên 15%, nghĩa là chủ đầu tư phải chấp nhận đứng trên bờ vực lỗ kéo dài tối thiểu 5 năm.
Cocobay đã chọn một mô hình đúng để kích cầu du lịch cho cả địa phương nhưng lại không quản trị được lòng tham của các bên tham gia. Chưa kể, khi đi vào vận hành, đơn vị vận hành lại phải gánh thêm lãi cho các khu nhà khác trong dự án chậm tiến độ vì thay đổi công năng, lại phải đổ tiền vào quảng bá lôi kéo khách vì vị trí không hấp dẫn du lịch… Nhiều chi phí phải đầu tư mà tiền thu về báo trước sẽ cạn kiệt trong vài năm tới, việc Cocobay nhanh chóng "cắt lỗ", nhìn thẳng sự thật, chấm dứt trả lãi ngay tại thời điểm này vẫn thông minh hơn kéo dài cơn ác mộng.

Nguồn: https://diaoc.nld.com.vn/tai-chinh-bds/dinh-huong-dung-condotel-de-phat-trien-du-lich-ben-vung-20191202070816454.htm 


Cần biết khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng

Sự đổ vỡ của Cocobay Đà Nẵng cho thấy những nhà đầu tư đã bỏ qua nhiều điều kiện để cân nhắc trước khi đầu tư. 

Thebalance.com là một trong những trang web tư vấn về đầu tư cá nhân rất thành công của Mỹ, được đánh giá cao với nhiều giải thưởng  uy tín như The Telly Awards, The Communicator Awards và Eppy Awards. Đối với các khoản đầu tư cá nhân về bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng, The Balance đã có nhiều bài viết tư vấn đi vào những vấn đề thực tế, góp phần mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư. 
Trong bài viết Mua căn hộ cho thuê có phải là một khoản đầu tư tốt? (Is Buying a Condo a Good Investment?) chuyên gia Dana Anspach – người từng là cố vấn chính cho các tập đoàn tài chính như Wealth Management Solutions, LLC và 1st Global – đã có những lời khuyên rất đơn giản để không bị sa lầy khi chọn lựa bất động sản đầu tư. 
Chuyên gia tài chính Dana Anspach khẳng định: “Trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư bất động sản nào, bạn cũng phải đánh giá các giả định của mình thực tế sẽ ra sao. Dưới đây là một số câu hỏi bổ sung để xem xét trong việc xác định xem condotel bạn chọn sẽ là một khoản đầu tư tốt trong tương lai hay không”.

Xem bài: Định hướng đúng condotel để phát triển du lịch

Dana Anspach đưa ra các yếu tố phải cân nhắc khi đầu tư condotel, bao gồm:
-Căn hộ nằm trong một khu vực có nhu cầu cho thuê.
-Có phải trong một khu vực đang trở nên giảm hoặc tăng sự hấp dẫn với mọi người?
-Một bất động sản nào đó có ảnh hưởng lớn trong khu vực có thể đóng cửa và khiến nhu cầu cho thuê giảm?
-Có thể xây dựng một khu chung cư mới gần đó, khiến bạn cần những cải tiến hơn để cạnh tranh?

Bài kiểm tra đầu tiên về việc chuẩn bị đầu tư bất động sản của chuyên gia tài chính Dana Anspach rõ ràng đã chỉ rõ những điểm quang trọng sau: Vị trí, Vị trí – Tầm ảnh hưởng của khu vực, bất động sản cạnh tranh xung quanh.
Đặt lên bàn cân so sánh, trong tất cả các khu vực đang phát triển nóng về condotel, từ Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và Kiên Giang, tỉnh nào thực sự có du lịch phát triển ổn định?


Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, 10 tháng năm 2019 Việt Nam đã đón 213.291 lượt khách du lịch tàu biển, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo thống kê của Sở Du lịch, tháng 10-2019, Khánh Hòa đã đón khoảng 12.000 lượt khách du lịch tàu biển đến tham quan, mua sắm. Tính đến hết tháng 10, Khánh Hòa đón gần 97.000 lượt khách du lịch tàu biển, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Liên tiếp trong nhiều năm qua, Khánh Hòa là tỉnh có chỉ số ổn định và phát triển bền vững về du lịch. Vì vậy nhu cầu xây dựng khách sạn mới, tăng số phòng lưu trú và các phòng phục vụ khách nước ngoài đang trở thành nhu cầu thực sự chứ không phải ăn theo phong trào như một số khu vực khác.


Việc lượng khách du lịch đến Khánh Hòa trong và ngoài nước liên tục tăng đều qua các năm đã phần nào phản ánh được tiềm năng khai thác du lịch của Nha Trang nói riêng và toàn tỉnh Khánh Hòa nói chung.
So sánh với các tỉnh miền Trung và các tỉnh có biển thì Khánh Hòa được thiên nhiên ưu ái hơn nhiều với đường bờ biển đẹp kéo dài 385 km với gần 200 đảo ven bờ và hơn 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Trong đó có 4 vịnh lớn là Vân Phong, Nha Phu, Nha Trang và Cam Ranh. Đặc biệt, Vịnh Nha Trang từ lâu đã được ghi nhận là 1 trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới. 
Theo hướng dẫn của chuyên gia tài chính Dana Anspach, nếu bạn đã chọn một vị trí tốt cho bất động sản condotel thì việc tiếp theo phải xác định mức độ cạnh tranh với các bất động sản xung quanh. Tỷ lệ lấp đầy phòng trung bình đạt trên 54% toàn tỉnh Khánh Hòa, riêng khách sạn 4 và 5 sao ở Nha Trang luôn có tỷ lệ trên 70%. Đây là chỉ số kim cương dành cho mọi nhà đầu tư condotel yên tâm khi đầu tư vào bất động sản du lịch, căn hộ khách sạn tại Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng. 
Nguồn: https://saigondautu.com.vn/du-an-dau-tu/can-biet-khi-dau-tu-bat-dong-san-nghi-duong-74679.html

https://www.24h.com.vn/bat-dong-san/chi-can-nho-3-dieu-nay-khong-lo-pha-san-khi-dau-tu-bat-dong-san-nghi-duong-c792a1104181.html?preview=1

https://diaoc.nld.com.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/nho-3-dieu-nay-khong-lo-pha-san-khi-dau-tu-bat-dong-san-nghi-duong-20191130104907198.htm?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30




Kinh tế báo chí, kinh doanh báo chí làm gì trong sự thay đổi xu hướng đọc báo?

Trong sự phát triển của các mạng truyền thông xã hội, báo chí ngày càng giảm sút sự ảnh hưởng vì bất cứ ai cũng có thể đưa thông tin, tự viết thông tin. Thậm chí, nhờ có mạng xã hội, các nhà báo đỡ vất vả đi lấy thông tin hơn. 



TS, Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam viết trong bài Truyền thông mới và những thách thức “chỗ đứng” của nhà báo, khẳng định vai trò làm báo của các nhà báo chứ bao giờ mờ nhạt như lúc này.  Bởi vì:

Mọi công dân đều có thể tham gia sản xuất sản phẩm báo chí (Everyone can produce)

Đây là xu hướng báo chí công dân, ngày càng phát triển. Tham gia chứ không phải quyết định. Quyền lựa chọn và quyết định là của các tòa soạn báo. Một số thông tin trên báo chí có tầm ảnh hưởng ra cả thế giới, là sản phẩm của báo chí công dân. Ở Việt Nam, không ít thông tin, hình ảnh trên báo chí, đài truyền hình, phát thanh (nhiều nhất là các video clip, bức ảnh nghiệp dư), cũng được chính người dân cung cấp.

Sức mạnh truyền tin từ các mạng xã hội là một thách thức thực tế

“Những mạng xã hội như Facebook và Twitter đang thực sự thay đổi diện mạo của báo chí. Hầu như bất kỳ phóng viên báo chí khôn ngoan nào cũng dùng Facebook hay Twitter“ (Evan Smith - Tổng Biên tập Tạp chí Texas Monthly).

Cùng với mạng xã hội là xu thế “báo chí công dân”, với sự trợ giúp và tiện ích của các thiết bị thông minh. Mọi công dân đều có thể sản xuất tin tức và truyền tải trên mạng xã hội. Đây cũng là thách thức lớn đối với “chỗ đứng” của nhà báo.

Mạng xã hội là “ngôi nhà” thứ hai, là đối tác, trợ thủ, vừa là đối thủ của báo chí

Việc sử dụng các mạng xã hội khác nhau (Google, Facebook, Twitter,...) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của phần lớn người dân. Với nhà báo, mạng xã hội không chỉ để trao đổi thông tin thông thường mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm, kiểm chứng, chia sẻ thông tin nghề nghiệp. Đi cùng với những ưu việt, là những mối đe dọa, thách thức về chạy đua thời gian, cường độ lao động, kiểm chứng thông tin, xử lý và sử dụng thông tin, v.v..

Trong chuyến tìm hiểu một số cơ quan báo chí ở CHLB Đức, chúng tôi được biết, các nhà báo ở đây đều coi mạng xã hội là nguồn tin đầu tiên trong tác nghiệp và là kênh thông tin để trao đổi, chia sẻ với các nguồn tin. Tất nhiên, họ chỉ dùng mạng xã hội như là công cụ hỗ trợ, gợi ý, chứ không coi đó là tin tức báo chí.

Kinh doanh báo chí phải khác hơn, không chỉ trông chờ ở quảng cáo truyền thống, mà phải kiếm tiền từ chính nội dung.
Đặc biệt phải rút ngắn thời gian sản xuất tin tức. Báo chí trung ương hay địa phương, đều cần quan tâm đến đặc điểm mới của truyền thông số là Toàn cầu hóa sản phẩm - Địa phương hóa thông tin.

Tăng tính tương tác với công chúng, coi phản hồi của công chúng là một phần nội dung thông tin, dĩ nhiên phải có chọn lọc. Đề cao tính nhân văn trong hoạt động báo chí. Trong thách thức, có cơ hội và ngược lại. Nếu biết cách phân tích, chọn lọc và vận dụng, thách thức từ truyền thông số cũng chính là cơ hội bứt phá cho báo chí.




Vậy thì, khi sức mạnh về sự ảnh hưởng của báo chí đang giảm đi thì báo chí sống bằng gì?

Kinh tế báo chí - Kinh doanh báo chí

Hai cụm từ này, hiểu một cách đơn giản nghĩa là làm sao tờ báo có thể có nguồn thu về để nuôi sống bộ máy, duy trì hoạt động và phát triển. Nhưng hiểu một cách đúng đắn hơn, Truyền thông mới cho rằng phải xác định chính xác vai trò - nghĩa vụ để phân biệt. 

Kinh tế báo chí là các hoạt động kinh doanh liên quan đến báo chí, trong đó bao gồm cả hoạt động quảng cáo và những hoạt động kinh doanh truyền thống khác. 

Để phát triển Kinh tế báo chí, các tòa soạn cần có một bộ phận kinh doanh riêng biệt, nằm trên cả bộ phận quảng cáo của tòa soạn và vạch định các chiến lược nhằm phát triển về kinh tế. 
Bộ phận Kinh doanh này sẽ dựa vào tiêu chí mục đích của tờ báo, các mối quan hệ nhằm mang đến những mô hình kinh tế ổn định, bền vững và phù hợp. 

Ví dụ Báo giáo dục cần các hoạt động Kinh tế gắn liền với các hoạt động Tuyển sinh, Môi trường giáo dục, Học thêm, Đào tạo...
Báo Pháp luật cần song hành cùng các văn phòng luật sư, hỗ trợ tư vấn về pháp lý, nâng cao ý thức cộng đồng về pháp luật...

Kinh doanh báo chí: Hiểu đúng nghĩa là khai thác được gì từ các loại hình báo chí. 
Ví dụ, báo điện tử có thể bán quảng cáo bằng nhiều hình thức khác nhau như bán vị trí banner, bán qua hệ thống Google Ads, các cty agency...
Ngoài bán tin bài truyền thông như một cách quảng cáo nội dung cho các cty có nhu cầu, báo điện tử có thể bán nội dung cho các trang tin tức tổng hợp như Google News, Baomoi, VN Ngày Nay...

Dĩ nhiên, nêu chỉ dựa vào rổ hàng truyền thống thì báo chí (kể cả báo điện tử) cũng không thể nuôi sống cả bộ máy cồng kềnh. Vì vậy rất cần tinh gọn bộ máy và phát triển hệ thống Kinh doanh đa dạng, đa nguồn ngành hơn. 

Để có những chiến lược phát triển phù hợp và khách hàng đúng với tôn chỉ mục đích của tờ báo, hãy liên hệ với chúng tôi: lovesaigon1698@gmail.com 


Tiếp thị nội dung và công cuộc đổi mới liên tục


Thận trọng khi sử dụng hình ảnh, biểu tượng di sản văn hóa để quảng cáo

Thời gian qua, nhiều người cảm thấy khó chịu khi chứng kiến hai tấm biển quảng cáo cỡ lớn ngoài trời của một doanh nghiệp đặt cạnh quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) vì đã sử dụng hình ảnh Chùa Cầu - biểu tượng của di sản thế giới tại Hội An để làm nền cho một lon bia Huda khổng lồ.

Chùa Cầu bị đổi màu khi xuất hiện trên biển quảng cáo ngoài trời của bia Huda

Việc khuếch đại hình ảnh sản phẩm cùng với việc “nhuộm xanh” di sản bởi mầu của thương hiệu bia đã khiến hình ảnh của di sản trên tấm biển quảng cáo trở nên méo mó, biến dạng. Ngay sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, hình ảnh tấm biển quảng cáo nêu trên đã gây nên làn sóng phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng. Thậm chí xuất hiện ý kiến đòi tẩy chay sản phẩm vì coi đây như một hành vi xâm hại gián tiếp di sản, cho thấy sự thiếu tôn trọng của doanh nghiệp đối với di sản.

Nhiều người đặt ra nghi vấn “Huda Huế đã được sự đồng ý của các cơ quan chức năng ở TP.Hội An chưa mà dám đổi màu sắc của biểu tượng chùa Cầu trong chiến dịch quảng cáo bia của mình như vậy?”.
Một số ý kiến phản đối cho rằng việc Huda “phủ bia” chùa Cầu như thế này là xúc phạm đến biểu tượng di sản 4 thế kỷ của Hội An cũng như xúc phạm tới di sản văn hóa thế giới, vi phạm thuần phong mỹ tục khi làm quảng cáo.

Điều đáng nói là trước đó, từ năm 2017, doanh nghiệp này cũng đã dùng hình ảnh quảng cáo thương hiệu bằng việc sử dụng các chai bia để “phủ bề mặt” cho các di tích Ngọ Môn, cầu Trường Tiền (Huế) gây bức xúc dư luận. Sau đó các hình ảnh phản cảm đã bị tháo dỡ khỏi các kênh quảng bá của doanh nghiệp, đồng thời cơ quan chức năng cũng đã kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở đơn vị. Lẽ ra đây phải là bài học đắt giá đối với doanh nghiệp, vậy nhưng thật khó hiểu vì sau hai năm, những sai lầm tương tự tiếp tục lặp lại. Không chỉ dùng hình ảnh di sản để quảng bá sản phẩm, vài tháng trước, thương hiệu này đã cho ra mắt bộ sản phẩm mới với phiên bản giới hạn, sử dụng tám mẫu thiết kế có sử dụng hình ảnh của các địa danh, thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tám tỉnh miền trung bao gồm Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Làng Sen (Nghệ An), hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), chợ Đông Hà (Quảng Trị), điện Thái Hòa (Huế), Cầu Vàng - Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam).

Điểm chung của các địa danh này là đều bị đổi mầu! Dù xuất phát từ mong muốn: “Khắc họa một cách sáng tạo các danh thắng trên mầu xanh trẻ trung cùng sắc vàng óng hiện đại, thương hiệu muốn khơi gợi tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương trong mỗi người dân miền trung và khích lệ mong muốn khám phá Việt Nam của du khách trong nước cùng bạn bè quốc tế”, tuy nhiên nhiều người đặt câu hỏi: việc sử dụng những hình ảnh này liệu đã được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền? Và hậu quả sẽ ra sao nếu các doanh nghiệp trong chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình tùy tiện sử dụng hình ảnh di sản, can thiệp thô bạo về mầu sắc, tự ý cắt ghép hình ảnh di sản? Bởi theo Khoản 1, Điều 19, Luật Quảng cáo về Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo quy định: “Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo”.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch phụ trách UBND TP.Hội An, cho biết Công ty Carlsberg Việt Nam sử dụng hình ảnh chùa Cầu và hình một lon bia Huda để quảng bá sản phẩm không hề thông qua chính quyền địa phương. TP.Hội An đã đề nghị Sở VH-TT-DL Quảng Nam có ý kiến chính thức để có hướng xử lý theo thẩm quyền. “Việc sử dụng hình ảnh với màu sắc không đảm bảo, không đúng với bản chất của biểu tượng di sản văn hóa thế giới là sai, địa phương hoàn toàn phản đối”, ông Sơn khẳng định.

Được biết hình ảnh quảng cáo này nằm trong chiến dịch "Huda yêu miền Trung" của Carlsberg Việt Nam, Huda phát hành bộ lon có sử dụng hình ảnh của các địa danh nổi tiếng của 8 tỉnh miền Trung bao gồm Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Làng Sen (Nghệ An), Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), chợ Đông Hà (Quảng Trị), Điện Thái Hòa (Huế), Cầu Vàng - Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam), và các địa danh này đều đổi thành màu xanh lá cây - màu nhận diện thương hiệu của bia Huda.


Bộ lon bia Huda có sử dụng hình ảnh của các địa danh nổi tiếng

Trước sức ép của dư luận và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, ngày 6-11, những tấm biển quảng cáo nêu trên đã bị tháo dỡ. Tuy nhiên từ sự việc này đã dấy lên mối lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp đang tự do sử dụng hình ảnh, biểu tượng của các di sản văn hóa để quảng bá cho sản phẩm của đơn vị mình nhằm mục đích thương mại mà không tính toán đến việc hình ảnh di sản có thể bị ảnh hưởng trong tâm thức của công chúng. Việc cá nhân, tổ chức sử dụng những thông tin, hình ảnh, biểu tượng của di sản nhằm phục vụ cho những mục đích cá nhân cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đồng thời mọi hoạt động quảng cáo gắn với di sản văn hóa cần phải được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với pháp luật, lịch sử, văn hóa bản địa và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bởi chỉ như vậy mới góp phần tôn vinh giá trị của di sản, vừa khơi gợi niềm tự hào dân tộc, góp phần quảng bá hiệu quả hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới.

Vì đâu mà bảng quảng cáo của Huda vẫn được thông qua và xây dựng?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, trường hợp Sở VH-TT-DL Quảng Nam (đơn vị cuối cùng cho phép doanh nghiệp (doanh nghiệp) sử dụng hình ảnh chùa Cầu để quảng bá sản phẩm) cho phép thì cần phải yêu cầu thay đổi lại màu sắc cho phù hợp, có tính chân xác của chùa Cầu. “Chùa Cầu giờ đã là một phần của Hội An, di sản chung của cả nước”, ông Sơn nói.

Ông Phan Đình Đường, Phó chánh thanh tra Sở VH-TT-DL Quảng Nam, cho biết đơn vị đã nắm vụ việc Công ty Carlsberg Việt Nam sử dụng hình ảnh chùa Cầu để quảng bá sản phẩm. Giám đốc Sở VH-TT-DL cũng đã chỉ đạo Phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT-DL) có văn bản gửi Công ty quảng cáo Lê Nguyễn (đóng tại TP.Đà Nẵng) yêu cầu thay đổi maquette. Tuy nhiên theo ông Đường, đến nay ngành chức năng Quảng Nam chưa nhận được trả lời và hình ảnh cũ vẫn nguyên vẹn.

Đáng chú ý, ông Đường cho biết việc lấy hình ảnh chùa Cầu để quảng cáo sản phẩm bia Huda đã được cấp phép. Phòng Quản lý văn hóa là đơn vị giám định nội dung, thống nhất và cho phép doanh nghiệp lấy hình ảnh chùa Cầu để quảng cáo. Tuy nhiên, hình ảnh quảng cáo chùa Cầu như dư luận phản ứng là không đúng với thực tế và gây phản cảm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam, cho hay quá trình xin dựng pano quảng cáo bia Huda gắn với chùa Cầu được Phòng Quản lý văn hóa tham mưu cho một phó giám đốc Sở ký cấp phép. “Hiện anh em nghiệp vụ đang thảo luận, trao đổi với doanh nghiệp có thể chọn hình ảnh khác phù hợp để thay thế maquette trên, miễn sao phù hợp với văn hóa Quảng Nam, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo giá trị quảng bá cho sản phẩm”, ông Hồng nói. Sau khi dư luận có ý kiến, ông Hồng cho biết đã ký văn bản yêu cầu thu hồi tấm pano nhưng đơn vị làm quảng cáo (Công ty quảng cáo Lê Nguyễn) đã “kéo rê”, không chịu thực hiện. Hiện Sở đã chỉ đạo tạm thời tháo dỡ tấm pano, công việc đang được triển khai.

Trước câu hỏi Sở VH-TT-DL Quảng Nam đã cấp phép lại yêu cầu thu hồi, tháo dỡ liệu có bị doanh nghiệp đòi bồi thường, ông Tôn Thất Hướng, Trưởng phòng Quản lý văn hóa, nói: “Khi nào doanh nghiệp có ý kiến thì hay, chứ bây giờ họ cũng chưa có ý kiến gì”. Cũng theo ông Hướng, khi muốn bồi thường một cái gì đó (ra quyết định trái với quy định pháp luật, bị kiện) thì phải ra tòa dân sự và do tòa phán quyết.

Ngoài bảng quảng cáo sử dụng hình ảnh chùa Cầu được đặt ở Quảng Nam, thì Huda còn sử dụng hình ảnh cầu Trung Đạo (Di sản văn hóa thế giới thuộc quần thể kiến trúc Cố đô Huế) để cho lên biển quảng cáo

Billboard quảng cáo trên đường An Dương Vương - TP.Huế sử dụng hình ảnh cầu Trung Đạo

Bia và những tham vọng “phủ” bia lên cầu Trường Tiền, Ngọ Môn và bị phản đối

Liên quan đến pano quảng cáo có biểu tượng chùa Cầu (Hội An), trước đó vào tháng 6/2017, Carlsberg Việt Nam đã sử dụng hình ảnh di tích ở Huế như cầu Trường Tiền, Ngọ Môn... để quảng cáo cho bia. Phía trước Ngọ Môn của Huế được phủ kín một lớp chai bia, lon bia xanh ngắt. Hoặc, thay cho các chân cầu, cầu Trường Tiền cũng được "đắp" bởi hàng loạt chai bia khổng lồ. Hình ảnh trên theo nhiều người nhận định là rất phản cảm, bị dư luận tại Thừa Thiên Huế phản đối.


Ở góc độ pháp luật, như nhận định của cơ quan chức năng, quảng cáo này vi phạm điều 3, khoản 8 của Luật quảng cáo (thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam). Còn về góc độ cảm tính, dù là một công dân tại Huế hay bất cứ địa phương nào, tất nhiên chẳng ai vui khi thấy một Di sản Thế giới tại Việt Nam lại được "phủ kín" bằng thứ đồ uống có cồn như vậy. Và sau đó Huda cũng đã phải gỡ bỏ những hình ảnh quảng cáo trên.

Lưu ý cho doanh nghiệp khi muốn sử dụng hình ảnh của biểu tượng, di sản văn hóa vào quảng cáo
Bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL), cho rằng nội dung quảng cáo cần tuân thủ theo sự điều chỉnh của luật Quảng cáo và các quy định liên quan. Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung quảng cáo có gắn với di sản văn hóa cần phải được nghiên cứu thấu đáo, cẩn trọng trên tinh thần tôn vinh được giá trị di sản và tôn trọng ý nguyện của cộng đồng sở hữu di sản đó. Mặt khác, Cục Di sản văn hóa cũng trích dẫn luật Di sản văn hóa tại khoản 1 điều 13 và các văn bản liên quan quy định về việc tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích. “Vì vậy, Cục Di sản văn hóa lưu ý các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng nội dung quảng cáo có gắn với di sản văn hóa cần thận trọng để vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảo phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam”, bà Hiền nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), cho rằng: “Sở VH-TT-DL Quảng Nam là đơn vị có thẩm quyền kiểm tra, điều chỉnh nếu tấm quảng cáo đó không phù hợp với chủ trương cho phép dùng biểu tượng của địa phương”. Theo bà Hương, để thể hiện trên tấm bảng lớn ngoài trời thì các sở VH-TT-DL có nhiệm vụ thẩm định nội dung. “Cần phải tăng cường, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan cấp phép ở địa phương. Họ cần cẩn trọng hơn khi duyệt các nội dung quảng cáo để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp khi treo quảng cáo lên rồi lại phải rút”, bà Hương nói. Về phần doanh nghiệp, bà Hương cho rằng việc quảng cáo bia liên tục bị phản đối cho thấy doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn trong việc quảng cáo.

Nguồn: baonhandan, brandsvietnam




MỚI