Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Vàng vừa tăng nhẹ, dân ào ạt bán


(VTC News) - Trong sự phập phồng lo lắng bất an về giá vàng tăng giảm bất ngờ, sau vài ngày tăng liên tiếp, người dân bắt đầu bán vàng, dòng tiền nhàn rỗi sẽ đổ về đâu?


Khi cường quốc lớn nhất thế giới “bơm” tiền giữ nền kinh tế

Những ngày qua, khi nước Mỹ liên tục bơm tiền vào giữ nền kinh tế chính không sụp đổ dây chuyền đã làm đồng đô trở nên bấp bênh trong tương lai. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ lời hứa sẽ hỗ trợ gói kích thích kinh tế khổng lồ, khi các nhà hoạch định chính sách dự báo tổng sản phẩm hàng hoá nội địa trong năm nay suy giảm 6,5% và tỷ lệ thất nghiệp lên 9,3% vào cuối năm.

Fed duy trì lãi suất cơ bản ở mức 0- 0,25% trong cuộc họp 2 ngày vừa qua. Giới đầu tư cũng tin tưởng cơ quan này sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản dưới mức 0,5% cho đến năm 2022 khi mà nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ phải mất 1-2 năm mới có thể quay trở lại trạng thái trước khi đại dịch bùng phát.

Lượng kích thích của các ngân hàng trung ương và chính phủ đang bơm vào thị trường tài chính thì điều không thể tránh khỏi là lạm phát, kéo theo lãi suất thực thấp hơn. Trong môi trường này, vàng sẽ vẫn là một sự thay thế hấp dẫn. Đồng thời, sự chùng lại của các thị trường chứng khoán cùng với một đồng USD suy yếu là các yếu tố kéo giá vàng tăng nhanh.



Cầm vàng đừng để vàng rơi

Nhiều dự đoán và nhận định tốt đẹp nhất cho tương lai thị trường vàng liên tục được đưa ra. Goldman Sachs nhận định vàng sẽ đạt 1.800 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới và rủi ro lạm phát chính là nguyên nhân để vàng vượt lên 2.000 USD.

Theo Phil Streible, chiến lược gia tài chính hàng đầu tại Blue Line Futures tại Chicago cho biết: "Mọi người đều đang xem vàng như một tài sản trú ẩn an toàn, khi một số khác tin rằng lạm phát sẽ tăng trong các quý tới".

Lúc 9h30 (11/6 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã tăng lên mức 1.732 USD/ounce, tăng khoảng 15 USD/ounce so với sáng hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương đương với 48,6 triệu đồng/lượng.  Giá vàng trong nước cũng đã bật tăng 3 phiên liên tiếp, giá bán ra vàng SJC lại lên sát mốc 49 triệu đồng/lượng.

Ghi nhận lúc 10h (13/6 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.730 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 là 1.737 USD/ounce.

Đáng chú ý, giá vàng trong nước vài phiên gần đây cho thấy chênh lệch giá mua - bán vàng miếng được rút ngắn, lực bán vẫn lớn hơn lực mua. Tại các cửa hàng vàng tư nhân, có thời điểm khoảng cách giữa giá mua - bán chỉ còn 180.000 đồng/lượng. Theo giới chuyên gia, vàng là tiền nên sau dịch COVID-19 nhiều người trước mua vàng, kim cương đã bán ra để lấy tiền mặt chi tiêu khiến các công ty vàng phải tăng dự phòng để tránh mất thanh khoản.

Đến sáng 15/6, giá vàng đồng loạt tăng trở lại tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc. Vàng miếng SJC tại tập đoàn Phú Quý đều nhích nhẹ 10.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

 

Bán vàng đầu tư vào đâu?

Anh Thanh Ph. – một nhà đầu tư vàng và chứng khoán vừa ồ ạt bán ra vào sáng 12/6 cho biết: “Thật sự bây giờ đầu tư cái gì cũng bất an. Khi chứng khoán và vàng khó khăn trong việc lướt sóng, kênh đầu tư đang muốn hướng đến là bất động sản”. Tuy nhiên, anh vẫn thăm dò xem thị trường như thế nào mới quyết định.

Chia sẻ tại Hội thảo tổ chức tại TP.HCM mới đây, TS.Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, nói đến BĐS là gồm 3 vấn đề chính: pháp lý, năng lực tài chính và năng lực quản trị của doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố pháp lý doanh nghiệp hoàn toàn bị động. thị trường BĐS Việt Nam phát triển quá nhanh và khung pháp lý chưa theo kịp. Chính việc ách tắc pháp lý dẫn đội vốn đầu tư BĐS, từ đó đội giá bán.

Để tạo điều kiện cho thị trường BĐS và nền kinh tế cả nước cũng như toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía nam hồi phục và tăng trưởng trở lại mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đề xuất, các doanh nghiệp BĐS không xin hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách.

Cụ thể, Chính phủ sớm ban hành "Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thi hành Luật Đất đai", trong đó có cơ chế xử lý các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen cài trong dự án nhà ở, để tái khởi động lại hàng trăm dự án nhà ở đang bị ách tắc hiện nay.


Bất động sản vẫn an toàn cho nhà đầu tư trong mùa dịch Covid-19

Trong lúc phải sống chậm chờ mùa dịch bệnh Corona trôi qua, những nhà đầu tư lo lắng nhất phải dồn tiền vào đâu cho an toàn?

Công ty phá sản, cổ phiếu thành tờ giấy trắng

Mới đây, thông tin CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn (mã chứng khoán SPP trên sàn HNX) vừa có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo về việc Tòa án TPHCM có quyết định mở thủ tục phá sản đã làm xôn xao giới đầu tư. Từ tháng 8-2019, SPP đã bắt đầu thủ tục phá sản nhưng chưa công bố. Gần đây, SPP mới gửi công văn đến UBCKNN và Sở Giao dịch chứng khoản Hà Nội với lý do không biết trình tự và thủ tục nên chưa kịp thông báo (?)
Việc chậm công bố thông tin về phá sản sẽ làm cho nhà đầu tư tham gia sau thiệt hại bởi vì tài sản thanh lý được ưu tiên nộp thuế vào ngân sách, trả nợ lương cho người lao động, trả nợ cho đối tác… Sau đó phần còn lại mới đến bên nợ thứ 3 như trái phiếu, cổ phiếu, đối tác…
Trước đó, trong tháng 3-2020, cổ phiếu của SPP vẫn đang giao dịch trên sàn với giá 1.000 đồng/cổ phiếu, hiện đang có 42 triệu cổ phiếu và không có giao dịch vì chẳng ai mua. 
SPP phá sản ngay đúng mùa dịch, dù trước đó vài ngày sàn chứng khoản đang có tin vui khởi sắc, đã làm các nhà đầu tư giật mình. Cảm giác bất an trước tờ giấy chứng nhận cổ phần cổ phiếu thật sự chẳng là gì nếu công ty phá sản vì dịch bệnh. Mà dịch dường như mới bắt đầu với lệnh cách ly toàn quốc tại Việt Nam từ ngày 1/4/2020.
Kết quả Các kênh đầu tư trong mùa dịch trên báo VNExpress ngày 1/4/2020


Cục đất hay căn nhà vẫn là tài sản an toàn
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng truyền nhau nhiều hình ảnh hài hước về các ngành nghề sẽ thiệt hại vì dịch bệnh. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản phải cạp đất mà ăn. Hiểu theo nghĩa đen, kiểu gì cũng còn cục đất, căn nhà chứ không phải tờ giấy trắng. 
Báo điện tử VNExpress có bài viết lấy ý kiến nên đầu tư vào kênh nào trong mùa dịch bệnh, ngay lập tức nhận được tỷ lệ cao nhất dành cho bất động sản, chiếm 30% số phiếu. 
Hiện nay, mọi người đều ở nhà nên việc quan tâm đến thông tin về dự án không bị chi phối bởi công việc hàng ngày. Nhà đầu tư có thể nghiên cứu kỹ lưỡng các thế mạnh của dự án, so sánh được vị trí tiềm năng và khả năng phát triển vùng, những chính sách mới của chính phủ đang áp dụng và ban hành…
Một trong những tinh thần quan trọng nhất hiện nay, đó là tự cứu lấy mình. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu “Doanh nghiệp, địa phương và người dân trước hết là tự cứu mình, tự tái cơ cấu sau đó vươn lên”.
Quan trọng nhất lúc này chính là thời điểm để cân nhắc kênh đầu tư. Cục đất hay căn nhà vẫn cứ đứng đó chờ qua mọi giông bão. Ít nhất trong 50 năm tới chỉ có tăng giá chứ không giảm. Đó là kênh ổn định, lâu dài, của để dành cho thế hệ sau. 


https://diaoc.nld.com.vn/dia-oc/bat-dong-san-van-an-toan-cho-nha-dau-tu-trong-mua-dich-covid-19-20200401150558731.htm

Uống bia nhiều phải chọn bia ngon

Người Czech uống bia nhiều nhất thế giới, trung bình mỗi người Séc uống 142 lít mỗi năm. Đây cũng là đất nước có truyền thống nấu bia lâu đời nhất. Họ đã làm ra nhiều loại bia và công thức nấu bia chinh phục cả thế giới. Người Việt cũng có thứ hạng về tiêu thụ bia, nhưng chưa có loại bia nào làm tạo nên thương hiệu bia Việt.
Việt Nam là nước uống bia lớn nhất Đông Nam Á, thứ ba Châu Á và hàng đầu thế giới

Về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lí tcồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ướ ctính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể.Tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh và cao hơn từ rượu (Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia).

Thu nhập thấp hơn Thái Lan và Singapore nhưng người Việt tiêu thụ bia mạnh hơn các nước trong khu vực. Năm 2018, người Việt tiêu thụ4,2 tỷ lít bia tăng 5% so với sản lượng thực tế 4 tỷ lít năm 2017. Nếu tính bình quân giá mỗi lít bia/rượu là 1 USD, thì chi phí cho bia rượu đã vượt 5 tỉ USD.

Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 1 triệu người đạt độ tuổi hợp pháp để uống đồ uống có cồn (18 tuổi). Đó là cơ sở để Euromonitor tin rằng thị trường bia VN sẽ tăng trưởng 5% vào những năm tới. 


Mặc dù tăng trưởng về lượng bia mỗi năm nhưng người Việt hoàn toàn chưa thể làm chủ được công nghệ bia và có bia ngon mang thương hiệu của người Việt. Thị trường bia của Việt Nam được thống trị bởi nhóm “big 4”, bao gồm Sabeco, Habeco, Carlsberg Việt Nam (chủ yếu đến từ Nhà máy Bia Huế, nằm ở miền Trung) và Công ty TNHH Bia Heineken Việt Nam. 

Khi nào người Việt có thương hiệu Bia?

Điểm khác biệt với văn hóa uống bia vàrượu của người Việt là cách uống và không gian thưởng thức cũng như lý do để uống. Trong khi các nước khác quan niệm rằng khi uống bia hay rượu phải thưởng thức và cảm nhận các mùi vị. Như mũi phải ngửi mùi thơm, mắt ngắm màu sắc, lưỡi có thể thưởng thức vị đắng, cay, đậm nhạt… Người Việt lại rất đơn giản khi uống rượu bia với quan niệm uống xã giao, càng uống càng thể hiện sự thân thiết. Nên ai uống nhiều, tửu lượng cao đều được đánh giá “chơi được” và từ đó tạo nên không gian bia rượu của những hợp đồng, các giao kết. 

Chính vì vậy, chỉ có ở Việt Nam, bia(và cả rượu) lại được uống với đá còn các nước khác chỉ ủ lạnh. Việc uống với đá như một thói quen do thời tiết nóng đã hoàn toàn phá hỏng mọi mùi vị và màu sắc của bia. Nên người Việt đơn thuần chỉ “nốc” sao cho thật nhiều. Bia nào uống cũng được. Không kén chọn bia mà chỉ kén chọn quán và chỗ ngồi. 


Khi đã đầy đủ mọi thứ, con người thường suy nghĩ lại hành động vô thức của mình. Những năm gần đây, phong trào nấu bia thủ công trong các quán nhỏ đã bất ngờ nở rộ. Từ việc “nốc” bia ào ào trên bàn nhậu, hình ảnh những thanh niên nhâm nhi mãi một ly bia trong quán bar với nhãn hiệu riêng và cách nấu riêng đã đánh thức mọi giác quan. 



Năm 2005, với hy vọng khơi dòng bia Việt bằng chính công thức nấu bia bí truyền của người Tiệp, một nhóm doanh nhân đã khởi nghiệp dòng bia thủ công craft beer với thương hiệu Gammer. Bia được nấu tại chỗ, bằng nguyên liệu nhập khẩu từ Tiệp Khắc với công nghệ của MilošHrabak – một trong những nghệ nhân nấu bia nổi tiếng vùng Bohemia – truyền thụ công thức và hướng dẫn. 

Một vài chi nhánh bia Gammer bắt đầu mở rộng, lượng bia sản xuất nhiều hơn và nhà máy nhỏ phải đáp ứng bằng cách đóng chai. Sau thời gian các chai bia Gammer đi đến mọi miền đất nước, nhu cầu tăng công suất bia đã thôi thúc bước phát triển mới hơn. Nhưng nếu chuyển qua sản xuất bia lon với công suất lớn thì bài toán đảm bảo chất lượng như bia Gammer thủ công như thế nào đây?

Nhà máy bia PivovarLorec tại Kutná Hora bắt đầu hoạt động từ năm 1573. Sau nhiều thăng trầm, đến nay vẫn sản xuất bia theo công thức bí truyền của người Tiệp.

Để đảm bảo chất lượng nguyên vẹn từ hương vị, màu sắc đến nguyên liệu của bia Gammer khi sản xuất số lượng lớn đánh phải chọn phương án sản xuất bia lon tại đất nước đã mang đến công thức nấu bia tuyệt vời. 


Năm 2020, đánh dấu hành trình 15 năm có mặt tại VN – Bia Tiệp của người Việt – bia Gammer phiên bản lo dung tích 500ml được sản xuất tại một trong những nhà máy bia lâu đời của Tiệp tại Kutná Hora. Kutná Hora là một thị trấn thời trung cổ cũ, có tầm quan trọng, thịnh vượng và quy mô gần như tương đương với Prague vào thời điểm đó nhờ vào việc khai thác các mỏ bạc. Không có gì ngạc nhiên khi thị trấn đã thành lập nhà máy bia từ đầu thế kỷ 15, từ đó bia Kutná Hora đã sớm trở nên khét tiếng với bia chất lượng cao. Qua nhiều biến cố lịch sử và thăng trầm của dòng chảy chính trị, năm 2016, một doanh nhân địa phương đã khởi động lại việc sản xuất bia tại lâu đài Lorec. Hiện nay bia Kutná Hora 12 được coi là một trong những loại bia truyền thống đạt đẳng cấp Real Bohemian Lager trên thị trường.

                Thông tin nhà sản xuất bia Gammerlon tại Cộng Hòa Czech: PivovaryKorunyčeskés.r.o.

Ngọc Lê 

Các chuyến bay quốc tế đến Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh tăng trưởng du lịch nhất VN

TP HCM hiện đang là điểm đến du lịch thu hút nhiều khách nhất Việt Nam, góp phần khoảng 25% tổng GDP du lịch quốc gia năm 2018. Tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch TP HCM vào tổng sản phẩm nội địa trong năm 2018 là 6,9% cao hơn mức trung bình quốc gia là 5,9%.

Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế tại TP HCM cao hơn mức tăng trưởng của Việt Nam. Thành phố là cửa ngõ lớn nhất của cả nước, chào đón khoảng  51% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. 

Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không quốc tế khai thác đường bay từ Việt Nam đi quốc tế. Các hãng hàng không thường khai thác chất lượng như: Quatar Airways, Singapore Airlines, Cathay Pacific, EVA Airways, All Nippon Airways, Delta Airlines, Emirates, Etihad Airways, American Airlines, United Airlines, China Southern Airlines, Korean Air, Japan Airlines, China Airlines, HongKong Airlines, Malaysia Airlines, Tiger air, Air asia,...

Xuất phát từ SGN (Hồ Chí Minh) đến các nước trên thế giới

I. Các hãng hàng không nội địa: Hiện nay có cả 4 hãng hàng không nội địa là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar và Bamboo đều có đường bay đi quốc tế.

a) Vietnam Airlines là hãng hàng không nội địa có mặt trên hầu hết trên khắp các đường bay quốc tế đến các nước Đông Nam Á, Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ, Châu Phi,...
b) Jetstar là hãng hàng không cũng có nhiều đường bay quốc tế như: Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hong Kong, Quần đảo Cook, Fiji, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Mỹ, Philippines, Campuchia,...
c) Vietjet Air là hãng hàng giá rẻ khai thác các chặng bay quốc tế như: Bangkok (Thái Lan), Singapore, Trung Quốc, Seoul (Hàn Quốc), Đài Loan,...

Các hành trình đi quốc tế phổ biến
Mỹ và các thành phố ở châu Âu là một trong những điểm đến thu hút đông đảo hành khách đặt mua vé quốc tế. Cho nên để đáp ứng nhu cầu đi lại của quý khách hàng, AST Travel thường khuyến mại giá vé đi Mỹ, Âu, Úc giảm từ 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ cho 1 hành trình. 
Vé máy bay quốc tế đi Châu Âu: được khai thác bởi các hãng hàng không lớn như British Airways, Etihad Airways, Cathay Pacific, Qatar Airways, China Southern, Turkish Airlines, Alitalia, Emirates, Lufthansa, Air Berlin,... Giá vé máy bay quốc tế đi Pháp từ 353 USD, Giá vé máy bay quốc tế đi Anh từ 476 USD
Vé máy bay quốc tế đi châu Úc: được khai thác bởi các hãng hàng không lớn như: Vietnam Airlines, Qantas Airways khai thác vé máy bay đi Úc bay thẳng đến sân bayquốc tế Melbourne. Ngoài ra, các hãng hàng không khác như: Thai Airways, Air Asia, Singapore Airlines, Korean Air, Cathay Pacific, Tiger Airways, Etihad Airways, …Giá vé máy bay quốc tế đi Úc từ 540 USD.
Vé máy bay quốc tế đi Châu Mỹ: được khai thác bởi các hãng hàng không lớn như: Etihad Airways, Uni Airways, EVA Airways, American Airlines, Japan Airlines, Cathay Pacific, Turkish Airlines, China Southern, Qatar Airways, Korean Air, Delta Airlines, All Nippon Airways,...Giá vé máy bay quốc tế đi Mỹ từ 510 USD
Vé máy bay đi  Đông Nam Á & Châu Á: bạn có thể lựa chọn những hãng hàng không giá rẻ như: Tiger AirAsia, Jetstar, Vietjet. Đối với những chuyến bay ở khu vực Bắc Á, hành khách có thể lựa chọn hãng hàng không China Airlines, Cathay Pacific, Vietnam Airlines.
Tp Hồ Chí Minh nằm trong top các thành phố có tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch nhanh nhất thế giới. So với năm 2009, lượng khách du lịch đã tăng lên 12,9% trong năm 2015.


Theo báo cáo của UBND TPHCM, năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế đến đây đạt 4,4 triệu lượt. Dự báo năm 2015, con số này sẽ là 4,7 triệu lượt khách.
Theo Sở Du lịch TP HCM, tổng lượt khách quốc tế 9 tháng đầu năm tại TP HCM đạt khoảng 6,2 triệu lượt, tăng 14,3% so với cùng kì, hoàn thành 73% kế hoạch năm 2019. 


Tính riêng trong tháng 9, TP HCM đón 692.000 lượt khách nước ngoài, tăng 35% so với cùng kì năm ngoái.
Dữ liệu thống kê cho thấy tổng thu 9 tháng đạt 108.300 tỉ đồng, tăng 7,4% so với cùng kì năm 2018 và hoàn thành 72,2% kế hoạch năm 2019 (150.000 tỉ đồng). Tính riêng trong tháng 9, ngành du lịch TP HCM đã thu về hơn 12,2 tỉ đồng.

Sở Du lịch TP HCM đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch đang ở mức khả quan. Các dịch vụ hỗ trợ thông tin cho khách du lịch cũng được TP HCM quan tâm. 


Cụ thể, tổng số khách tại các trạm thông tin và hỗ trợ khách du lịch trung bình đạt hơn 60.000 lượt khách/năm, tăng gần 2 lần so với năm 2018. 

Năm 2019: Vỡ mộng F&B, các chuỗi phải tái cấu trúc

Việt Nam là nơi rất tiềm năng cho mô hình kinh doanh theo chuỗi vì tầng lớp trung lưu mới nổi tăng, thu nhập bình quân của người dân tăng, dân số trẻ, sức mua tăng…Đây là tiềm năng lớn cho lĩnh vực phân phối bán lẻ, đặc biệt là mô hình kinh doanh theo chuỗi.



Đầu tháng 7/2019, VTV có bản tin dự đoán về thị trường F&B năm 2019 bắt đầu có dấu hiệu suy yếu. Nếu như ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) của Việt Nam từ sau năm 2014 đã tăng trưởng mạnh mẽ, với mức trung bình 18%/năm, thì gần đây, theo những số liệu mới nhất, những cái tên sừng sỏ trên thị trường này đều cho thấy dấu hiệu giảm tốc.

Nhiều dự đoán cho thấy năm 2019, thị trường F&B sẽ chững lại. Giai đoạn "trăng mật" đã kết thúc và các chuỗi sẽ phải tái cơ cấu để tìm động lực tăng trưởng.



Chuỗi nhà hàng Món Huế sụp đổ, bài học đắt giá cho Startup Việt
Công ty Huy Việt Nam Group Limited hiện có các thương hiệu Món Huế, Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy, Great Bánh Mì, Phở 99 và TP Tea.Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty đã tuyển dụng hơn 2.500 nhân viên trên toàn quốc và phục vụ 47.000 khách hàng mỗi ngày.

Ầm ĩ những ngày qua chính là chuỗi nhà hàng Món Huế với hơn 70 điểm bán trên toàn quốc đã chính thức đóng cửa một cách bất ngờ. Ngoài các nhà cung cấp giăng băng rôn đòi nợ với con số thiệt hại chưa thống kê hết lên đến hơn 50 tỉ còn có nhóm các nhà đầu tư lớn của Công ty Huy Việt Nam. Các nhà đầu tư vừa thay mặt công ty tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện ông Huy Nhật, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty tại Tòa án Nhân dân TP.HCM.

Các thành viên của nhóm bao gồm: ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital và Welkin Capital. Kể từ năm 2013 đến nay, nhóm các nhà đầu tư nói trên đại diện cho một nhóm các quỹ đầu tư tư nhân quốc tế đã đầu tư vào Huy Việt Nam với tổng số vốn hơn 70 triệu USD.
Đại diện nhóm nhà đầu tư cho biết, việc khởi kiện này này nhắm tới ông Huy Nhật và các cộng sự, bao gồm bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Điều hành của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế, liên quan đến cáo buộc vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý, các giao dịch bất thường và có thể có yếu tố lừa đảo; theo đó ông Huy Nhật đã chiếm dụng một lượng lớn tiền mặt và tài sản.

Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế ghi nhận đến cuối năm 2018, công ty này có khoản lỗ lũy kế gần 107 tỉ đồng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nói họ không biết được thực tế này. Ông Huy Nhật đã cung cấp cho các nhà đầu tư các báo cáo tài chính cho thấy việc kinh doanh đang tăng trưởng và thu về lợi nhuận.
Nhiều thương hiệu thuộc Công ty TNHH Huy Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã dừng hoạt động kinh doanh sau khi chuỗi cửa hàng Món Huế đồng loạt đóng cửa.

Mới đây, công ty định giá thương hiệu Brand Finance đã công bố Những thương hiệu nhà hàng giá trị nhất thế giới dựa trên các đánh giá tính từ cả năm 2018 đến đầu năm 2019. Theo đó, Top 10 thương hiệu F&B đắt giá nhất hành tinh được lộ diện, trong đó, đáng chú ý là có đến 8/10 thương hiệu nổi tiếng nhất đang hoạt động tại Việt Nam.
#1. Starbucks
#2. McDonald’s
#3. KFC
#4. Subway
#5. Domino’s pizza
#6. Pizza Hut
#7. Dunkin’s Donut
#8. Burger King
Bản tin VTV dự đoánh về ngành F&B năm 2019

Mở rộng quy mô một cách ồ ạt nhưng lại không lường trước được những thách thức của ngành dịch vụ đã khiến cho chuỗi nhà hàng Món Huế “sụp đổ”. Nhận khoản đầu tư lớn trong thời gian ngắn đã thúc đẩy Huy Việt Nam bành trướng chuỗi nhà hàng thật nhanh, trong khi năng lực quản trị không theo kịp.

Những lùm xùm liên tục với Món Huế và ông chủ Huy Việt Nam đang cho thấy khả năng trở lại của chuỗi nhà hàng này không mấy tích cực. Một số chuyên gia cho rằng vấn đề của Món Huế, cũng như nhiều chuỗi F&B (ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống) đã rời khỏi thị trường, là năng lực quản lý không theo kịp với tốc độ mở rộng quy mô.

"Nhiều người nghĩ làm chuỗi nhà hàng cũng đơn giản như quản lý một quán phở, nhưng thực tế không phải như vậy. Kinh doanh F&B là một quá trình rất phức tạp, bao gồm quản lý sản xuất như một cửa hàng ăn, chăm sóc khách hàng như một công ty dịch vụ và cách thức bán lẻ hiệu quả để đảm bảo hiệu suất kinh doanh", ông Dương Nguyễn, Tổng giám đốc DCorp R-Keeper Việt Nam nói. Ở quy mô nhỏ, vấn đề quản trị chưa tác động rõ rệt đến những mô hình F&B, nhưng khi quy mô mở rộng trên 50 cửa hàng, đặc biệt là sau khi nhận những khoản đầu tư lớn, rủi ro sẽ tăng lên đáng kể.

Là người làm trong ngành F&B lâu năm, ông Dương cho biết đã gặp nhiều trường hợp, những ông chủ của chuỗi F&B sẵn sàng trả giá cao hơn thị trường để tranh cướp một mặt bằng đẹp, dù không thực sự cần đến, hay thuê tới hàng chục nhân viên cho một cửa hàng mà đáng ra chỉ cần 4 người là có thể vận hành trơn tru. 


Phóng sự Truyền hình Nhân dân: Khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực: Dễ mà khó

Nhìn vào số liệu tài chính của Món Huế, những con số đánh giá hiệu suất kinh doanh cũng phần nào đã cho thấy điều tương tự. Gia tăng chi phí quá nhanh, trong khi hiệu suất hoạt động không tăng lên tương ứng có thể là lý do khiến một chuỗi nhà hàng này sụp đổ.

Tăng tốc từ năm 2015 sau khi nhận khoản đầu tư lớn từ các quỹ ngoại, hệ thống này nâng số lượng nhà hàng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, mở rộng với quy mô lớn cũng là lúc chuỗi nhà hàng này bắt đầu thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, dù cao, cũng không bù nổi chi phí bán hàng quá lớn.

Ba năm gần nhất, doanh thu của Món Huế đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng mỗi năm, nhưng lợi nhuận từ mức gần 300 triệu đồng năm 2016 đã chuyển sang lỗ 54 tỷ năm 2017 và lỗ tiếp 50 tỷ đồng năm 2018. 

Chuỗi nhà hàng này giữ được biên lợi nhuận gộp ở mức cao, nhưng chi phí bán hàng thậm chí còn tăng cao hơn doanh thu. Hai năm gần nhất, chi phí bán hàng của Món Huế lần lượt là 162 và 176 tỷ đồng, chiếm từ 80 đến 90% doanh thu. Trong ba năm gần đây, doanh thu của chuỗi này gần như đi ngang nhưng chi phí bán hàng tăng 53%.
Trước khi xảy ra bê bối về nợ nhà cung cấp, nợ lương nhân viên, đóng cửa hàng loạt cửa hàng, Món Huế và Huy Việt Nam từng là cái tên sáng giá trên thị trường F&B (ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống). Liên tiếp trong ba năm từ 2013 đến 2015, với quy mô chỉ 14 cửa hàng, Huy Việt Nam đã huy động được hàng chục triệu USD. Mark Mobius, đại diện của quỹ Franklin Templeton đã rót 15 triệu USD vào Huy Việt Nam năm 2015, cho biết, quyết định đầu tư khi đó đến từ "hướng đi và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo hệ thống này". 
Bắt đầu huy động vốn từ đầu năm 2013 với 3 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên. Bước ngoặt lớn nhất đến với công ty này hai năm sau đó khi hoàn tất vòng gọi vốn vòng series C với số tiền 15 triệu USD (hơn 300 tỷ đồng) từ Templeton Strategic Emerging Markets Fund IV do nhà đầu tư huyền thoại Mark Mobius quản lý. 

Với tổng số tiền huy động được lên tới 65 triệu USD trong ba lần gọi vốn, Huy Việt Nam nhanh chóng trở thành một "thế lực" mới trên thị trường ẩm thực khi tăng quy mô ba thương hiệu chính là Phở Ông Hùng, Món Huế và Cơm Express lên gấp 7 lần, từ 14 cửa hàng năm 2014 lên 110 cửa hàng vào cuối năm 2015. Nói với VnExpress khi đó, Mark Mobius cho biết, ẩm thực là một trong những lĩnh vực hấp dẫn mà quỹ đầu tư của ông luôn quan tâm. Đồng thời, tỷ phú này khẳng định "sẽ rót thêm vốn cho Huy Việt Nam bất cứ thời điểm nào nếu họ cần".

Một năm sau quá trình mở rộng, Huy Việt Nam tiếp tục gây xôn xao trên thị trường khi FinanceAsia tiết lộ, công ty này đã có kế hoạch nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong. Ngoài mục đích đưa cổ phiếu ra thị trường quốc tế, FinanceAsi cũng cho biết Huy Việt Nam muốn huy động thêm 100 triệu USD để mở rộng lĩnh vực kinh doanh.



ROI có ý nghĩa như thế nào trong SEO?

Thành công của SEO có thể khó đo lường vì nó được đo bằng số liệu. Nhưng ROI của SEO có nghĩa là bạn sẽ thấy nhiều khách hàng tiềm năng hơn, nhiều cuộc gọi hơn và nhiều doanh thu hơn.

Hiển thị ROI có nghĩa là bạn đang suy nghĩ như một chủ doanh nghiệp chứ không phải là một nhà tiếp thị. Chủ doanh nghiệp muốn đảm bảo mỗi đô la họ chi tiêu sẽ tạo ra sự khác biệt và điều đó sẽ giúp ích cho doanh nghiệp về lâu dài.

Đồ họa của Elliance , một công ty tiếp thị điện tử chuyên về tiếp thị công cụ tìm kiếm dựa trên kết quả, thiết kế trang web và các chiến dịch tiếp thị điện tử bên ngoài. Công ty là người tạo ra bộ công cụ tiếp thị trực tuyến ennect 


ROI (Return On Investment), một thuật ngữ quan trọng trong marketing, mà đặc biệt là SEO, tạm dịch là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư. Có thể hiểu ROI một cách đơn giản chính là chỉ số đo lường tỷ lệ những gì bạn thu về so với những gì bạn phải bỏ ra.

Hiểu đúng bản chất của ROI, bạn sẽ đo lường được hiệu quả đồng vốn đầu tư của mình cho các chi phí như quảng cáo, chạy Adwords, hay chi phí marketing online khác.

Vì ROI dựa vào các chỉ số cụ thể, nên nó cũng là một thước đo rất cụ thể:

ROI = (Doanh thu – Chi phí)/Chi phí

Vậy để đo lường ROI, bạn cần làm như thế nào?

Đo lường khả năng chuyển đổi
Nếu bạn sử dụng Adwords và muốn đo lường ROI, bạn cần theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, việc này giúp bạn xác định được lợi nhuận trên mỗi từ khóa, giá thầu thấp hay cao, và từ đó xác định ROI chính xác.

Theo dõi và note chi phí chi tiết
Việc theo dõi chi phí theo từng ngày, từng tháng và note chúng lại giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn khi tính ROI, thay vì chỉ biết được cái nhìn bao quát, tỷ lệ ROI thấp hay cao, bạn sẽ biết được bạn đang gặp vướng mắc ở chỗ nào, sai lầm khi đầu tư lúc nào, tất cả đều cụ thể

Đừng nhầm giữa doanh thu và lợi nhuận
Bạn có thể có doanh thu cao ngất ngưởng, nhưng thậm chí có thể không có lãi. Bạn nên phân biệt rạch ròi giữa doanh thu và lợi nhuận, ROI liên quan đến lợi nhuận, vì vậy, hãy tính ROI với kết quả lợi nhuận thực.

*** Ưu điểm của ROI:

ROI giúp nhận ra tầm quan trọng của các công cụ Marketing, đặc biệt là SEO
Rõ ràng, thể hiện cụ thể tác dụng của việc đầu tư
Đặc biệt tích cực trong đầu tư ngắn hạn
Cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan
Dễ so sánh
Tính toán đơn giản
*** Nhược điểm:

Không thể hiện tầm nhìn dài hạn
Đôi khi việc so sánh ROI chỉ mang tính tương đối
Không thể hiện nguyên nhân tại sao ROI thấp/cao
Cần các công cụ (tools) phụ trợ để hiệu quả hơn (cụ thể hơn)
Không thể chỉ dựa vào ROI để xác định xem có nên đầu tư hay không


CRO (Conversion Rate Optimization) khác gì với ROI (Return On Investment)?
CRO (Conversion Rate Optimization) là gì?
CRO có thể tạm dịch, tạm hiểu là tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, biến khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Dường như nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ SEO nhưng chưa nắm bắt được điều này, họ chỉ chú trọng tới keywords ranking (thứ hạng từ khóa), miễn sao từ khóa lên top là đạt yêu cầu.
Nhưng để đạt được tỉ lệ chuyển đổi (CRO) cao là điều không phải dễ dàng, để làm tốt được việc này, thì ngoài thứ hạng về từ khóa, thì nguồn truy cập cũng được đặt lên hàng đầu.

ROI là tỷ lệ hoàn vốn khi bạn đầu tư một chiến dịch nào đó, và cũng là phương pháp chính xác mà bạn sử dụng để tính toán tùy thuộc vào các mục tiêu cụ thể.

VD: Bạn đầu tư 100 triệu cho chiến dịch quảng cáo Google Adwords, và sau đó chiến dịch đầu tư này thu về 150 triệu, lợi nhuận bạn thu được là 50 triệu. Lúc này ROI của bạn là 50%.
Thông thường, ROI được dùng làm số liệu quan trọng nhất để đánh giá sự thành công của một chiến dịch quảng cáo.


Bia thủ công Gammer- Craft beer đến từ Cộng hòa Czech

Gammer Beer xuất hiện tại Tp. HCM vào năm 2005, với sự đam mê, học hỏi không ngừng đã nhanh chóng cho ra đời thành công một dòng bia dựa trên nguồn gốc và công nghệ hiện đại của Tiệp Khắc. Được chắt chiu từ những tinh hoa truyền thống, mang đến những hương vị bia tươi đậm đà khó có thể chối từ. 


Có hai dòng bia chính để bạn có thể lựa chọn khi đến với Gammer Beer, đó là bia đen và bia vàng, được lên men từ lúa mạch đen và lúa mạch vàng, kết hợp với hương hoa bia từ Tiệp Khắc.

Ngoài đồ uống chính tượng trưng cho phong cách của Gammer Beer, bạn còn có thể ngất ngây trong thế giới ẩm thực siêu hấp dẫn tại nơi đây. Bởi lẽ sự kết hợp giữa bia và “mồi nhậu” chưa bao giờ tách rời.


Hướng đến mong muốn, sở thích cũng như khẩu vị của người tiêu dùng, Gammer Beer luôn chú trọng đến chất lượng cũng như hình thức, đảm bảo mang lại những dòng bia tuyệt vời đến từng giọt cuối cùng. Vì vậy, khi đến với Gammer Beer, bạn sẽ không ngừng thích thú trước một nhà máy sản xuất bia tại chỗ, với dây chuyền công nghệ bia cá nhân cổ điển.

Vì điều này nên Gammer Beer đã trở thành một nơi được bao người yêu mến, không chỉ riêng đấng mày râu mà hầu như giới trẻ hiện nay đều trở nên ưa chuộng hơn.


Nổi bật với dòng bia đen chính: Classic Dark - Màu đen trầm lắng của đấng mày râu đầy quyền lực. Đại diện cho một ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ, có chút sự huyền bí đậm chất Tây Âu, đây là loại bia được lên men từ lúa mạch đen kết hợp với hương hoa bia của xứ Tiệp. 

Classic Dark không chỉ tạo ấn tượng bởi màu đen sâu lắng mà còn cuốn hút mọi ánh mắt với vỏ chai bia màu đen tuyền, sâu thăm thẳm như đôi mắt của người đàn ông đang ngắm nhìn về phương xa.

Ngất ngây trong men say của từng giọt bia và chắc chắn bạn cũng không thể không mê mẩn trước nền ẩm thực tuyệt vời của đội ngũ đầu bếp tại Gammer Beer. Sự biến hóa tài tình trong phong cách chế biến giữa hai hương vị Á Âu, từ đặc trưng truyền thống đến mĩ vị Tây Âu cầu kỳ. Các nguyên liệu luôn được chọn lựa tươi ngon, đảm bảo không chỉ giá trị dinh dưỡng mà còn mang đến vị ngon trọn vẹn nhất.


Từ thành công bia thủ công Gammer Beer, phiên bản bia lon 500ml Bia Gammer  nhập khẩu trực tiếp từ Czech Republic do Công ty CP dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Sài Gòn Quốc tế (SGIJ) phân phối độc quyền sẽ có mặt tại VN từ tháng 11/2019.



Tập đoàn truyền thông New Media thâu tóm Gannett với giá 1,4 tỷ USD

Với thương vụ sáp nhập này, hai công ty truyền thông nói trên dự sẽ cắt giảm được 275-300 triệu USD chi phí hàng năm và cùng nhau sở hữu 263 tổ chức báo chí trên khắp 47 bang, cũng như tờ USA Today.


“Ông lớn” truyền thông New Media Investment Group của Mỹ ngày 5/8 cho biết sẽ mua lại chủ sở hữu tờ báo USA Today là Gannett Co trong một thương vụ trị giá 1,4 tỷ USD, qua đó tạo ra tập đoàn báo chí lớn nhất nước Mỹ, trong bối cảnh các nhà xuất bản báo đang “vật lộn” trước xu hướng người đọc chuyển sang các nguồn tin tức trực tuyến.

Đối mặt với tình trạng doanh thu sụt giảm, Gannet đã đầu tư hàng triệu USD trong vài năm qua nhằm tăng cường mảng kỹ thuật số, nhưng doanh số vẫn chưa cải thiện.

Giờ đây, với thương vụ sáp nhập này, hai công ty truyền thông nói trên dự sẽ cắt giảm được 275-300 triệu USD chi phí hàng năm và cùng nhau sở hữu 263 tổ chức báo chí trên khắp 47 bang, cũng như tờ USA Today.

Ưu tế của sự kết hợp:
-Hai công ty giải pháp truyền thông và tiếp thị hàng đầu liên kết để bảo tồn và nâng cao chất lượng báo chí
-Tạo ra tổ chức tin tức kỹ thuật số và in ấn hàng đầu của Hoa Kỳ với nguồn gốc địa phương sâu rộng và quy mô toàn quốc
-Lãnh đạo phù hợp chiến lược cam kết mở rộng và thúc đẩy các dịch vụ kỹ thuật số và báo chí chất lượng cao
-Dự kiến ​​tổng hợp chi phí lãi suất chạy là $ 275 - $ 300 triệu hàng năm

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc điều hành (CEO) của New Media, ông Michael Reed cho biết khoảng 25% doanh số của công ty sau sáp nhập sẽ đến từ mảng kỹ thuật số.

New Media được vận hành bởi Fortress Investment Group - thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank Group Corp (Nhật Bản) - và đã xây dựng được một hệ thống lớn nhất các tờ báo Mỹ, trong đó có 156 nhật báo, từ Austin American-Statesman đến Register-Guard ở thành phố Eugene thuộc bang Oregon.

Sau khi thương vụ sáp nhập trên được hoàn tất, dự kiến trong nửa cuối năm nay, New Media sẽ nắm giữ khoảng 50,5% cổ phần trong công ty sáp nhập dưới sự điều hành của ông Reed.

Với mỗi cổ phiếu nắm giữ, các cổ đông của Gannett sẽ nhận 6,25 USD tiền mặt và 0,5427 cổ phiếu của New Media.


Cả New Media và đơn vị vận hành thuộc công ty này là GateHouse sẽ được thay đổi diện mạo và hoạt động dưới cái tên "Gannett".

Theo thống kê của Statista, New Media và Gannett là các tập đoàn báo chí lớn nhất của Mỹ tính theo số lượng phát hành. New Media đạt doanh thu 404 triệu USD trong quý II/2019, trong khi con số này của Gannett là 660 triệu USD

Ban quản trị Gannett nhất trí xác định rằng sự kết hợp này với New Media là vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông, khách hàng, khán giả và nhân viên của Gannett, mang lại giá trị quan trọng và ngay lập tức, cũng như khả năng hưởng lợi từ tiềm năng tăng trưởng của công ty kết hợp, Chuyên gia nói rằng J. Jeffry Louis, Chủ tịch Hội đồng quản trị Gannett. Chúng tôi thấy nhiều cơ hội để thúc đẩy quy mô và sức mạnh tài chính của công ty kết hợp để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai kỹ thuật số. Điều quan trọng, chúng tôi đã tìm thấy ở New Media một đối tác mạnh mẽ và phù hợp với văn hóa cho Gannett khi chúng tôi tiếp tục thực hiện cam kết chung về sự xuất sắc trong ngành báo chí cho các cộng đồng mà chúng tôi phục vụ.

Theo Reuters và businesswire




Thái Lan: Thị trường truyền thông hứa hẹn đạt 629 tỷ bath

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin Quốc tế (CIRI), mặc dù không chắc chắn bị ảnh hưởng bởi chính trị nhưng thị trường truyền thông của Thái Lan dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng 2,57% trong năm 2019 để đạt 629 tỷ baht.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin Quốc tế (CIRI), mặc dù không chắc chắn bị ảnh hưởng bởi chính trị nhưng thị trường truyền thông của Thái Lan dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng 2,57% trong năm 2019 để đạt 629 tỷ baht.

Tuy nhiên, mạng 5G chắc chắn không hứa hẹn mang đến lợi nhuận sớm vì dự tính đến 2021 mới phủ hết cả nước. Những người sử dụng 4G vẫn hài lòng với tốc độ hiện tại nên chưa sẵn sàng chuyển đổi.

Cuộc khảo sát bao gồm thị trường truyền thông quốc gia và người dùng internet vào năm 2018 và 2019 và được Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Quốc gia (NBTC) ủy quyền. Trong số 629 tỷ baht dự kiến ​​cho năm nay, có tới 365 tỷ từ các dịch vụ truyền thông và 263 tỷ thu về từ thiết bị truyền thông. 

Trong thị trường thiết bị liên lạc (điện thoại cố định, điện thoại di động, thiết bị mạng lõi, cáp, thiết bị truy cập và thiết bị không dây), điện thoại di động chiếm 122 tỷ baht vào năm 2019 với mức tăng 3,98% khi người dùng cần nâng cấp lên điện thoại thông minh hiệu năng cao hơn. 

Năm 2018, lần đầu tiên thị trường điện thoại di động ký hợp đồng 2,5% với 117 tỷ baht do suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng chậm mua thiết bị mới. 

Bên trong thị trường dịch vụ truyền thông, thị trường phụ lớn nhất là các tài khoản dịch vụ không dây, tăng 256 tỷ baht hay 2,4% trong năm 2019 từ mức 251 tỷ baht năm 2018. Sự tăng trưởng này là do sự cạnh tranh trong kế hoạch giá dữ liệu (không có tiếng nói) thu hút người dùng thay đổi từ trả trước sang trả sau và người tiêu dùng sử dụng nhiều dữ liệu di động hơn. 
Pipat Prommee, đồng nghiên cứu về báo cáo, cho biết tổng số người dùng internet ở Thái Lan trên cả băng thông rộng cố định và không dây trong năm nay dự kiến ​​sẽ đạt 50 triệu, tăng trưởng 5,5% từ 47,4 triệu người dùng trong năm 2018. 

Thuê bao băng rộng cố định của Thái Lan dự kiến ​​sẽ đạt 10,17 triệu, tăng từ 9,23 triệu vào năm 2018. 
Kim Dung - Nguồn: Bangkok Post

MỚI