Hiển thị các bài đăng có nhãn Uống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Uống. Hiển thị tất cả bài đăng

Năm 2019: Vỡ mộng F&B, các chuỗi phải tái cấu trúc

Việt Nam là nơi rất tiềm năng cho mô hình kinh doanh theo chuỗi vì tầng lớp trung lưu mới nổi tăng, thu nhập bình quân của người dân tăng, dân số trẻ, sức mua tăng…Đây là tiềm năng lớn cho lĩnh vực phân phối bán lẻ, đặc biệt là mô hình kinh doanh theo chuỗi.



Đầu tháng 7/2019, VTV có bản tin dự đoán về thị trường F&B năm 2019 bắt đầu có dấu hiệu suy yếu. Nếu như ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) của Việt Nam từ sau năm 2014 đã tăng trưởng mạnh mẽ, với mức trung bình 18%/năm, thì gần đây, theo những số liệu mới nhất, những cái tên sừng sỏ trên thị trường này đều cho thấy dấu hiệu giảm tốc.

Nhiều dự đoán cho thấy năm 2019, thị trường F&B sẽ chững lại. Giai đoạn "trăng mật" đã kết thúc và các chuỗi sẽ phải tái cơ cấu để tìm động lực tăng trưởng.



Chuỗi nhà hàng Món Huế sụp đổ, bài học đắt giá cho Startup Việt
Công ty Huy Việt Nam Group Limited hiện có các thương hiệu Món Huế, Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy, Great Bánh Mì, Phở 99 và TP Tea.Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty đã tuyển dụng hơn 2.500 nhân viên trên toàn quốc và phục vụ 47.000 khách hàng mỗi ngày.

Ầm ĩ những ngày qua chính là chuỗi nhà hàng Món Huế với hơn 70 điểm bán trên toàn quốc đã chính thức đóng cửa một cách bất ngờ. Ngoài các nhà cung cấp giăng băng rôn đòi nợ với con số thiệt hại chưa thống kê hết lên đến hơn 50 tỉ còn có nhóm các nhà đầu tư lớn của Công ty Huy Việt Nam. Các nhà đầu tư vừa thay mặt công ty tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện ông Huy Nhật, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty tại Tòa án Nhân dân TP.HCM.

Các thành viên của nhóm bao gồm: ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital và Welkin Capital. Kể từ năm 2013 đến nay, nhóm các nhà đầu tư nói trên đại diện cho một nhóm các quỹ đầu tư tư nhân quốc tế đã đầu tư vào Huy Việt Nam với tổng số vốn hơn 70 triệu USD.
Đại diện nhóm nhà đầu tư cho biết, việc khởi kiện này này nhắm tới ông Huy Nhật và các cộng sự, bao gồm bà Ngô Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Điều hành của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế, liên quan đến cáo buộc vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý, các giao dịch bất thường và có thể có yếu tố lừa đảo; theo đó ông Huy Nhật đã chiếm dụng một lượng lớn tiền mặt và tài sản.

Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế ghi nhận đến cuối năm 2018, công ty này có khoản lỗ lũy kế gần 107 tỉ đồng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nói họ không biết được thực tế này. Ông Huy Nhật đã cung cấp cho các nhà đầu tư các báo cáo tài chính cho thấy việc kinh doanh đang tăng trưởng và thu về lợi nhuận.
Nhiều thương hiệu thuộc Công ty TNHH Huy Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã dừng hoạt động kinh doanh sau khi chuỗi cửa hàng Món Huế đồng loạt đóng cửa.

Mới đây, công ty định giá thương hiệu Brand Finance đã công bố Những thương hiệu nhà hàng giá trị nhất thế giới dựa trên các đánh giá tính từ cả năm 2018 đến đầu năm 2019. Theo đó, Top 10 thương hiệu F&B đắt giá nhất hành tinh được lộ diện, trong đó, đáng chú ý là có đến 8/10 thương hiệu nổi tiếng nhất đang hoạt động tại Việt Nam.
#1. Starbucks
#2. McDonald’s
#3. KFC
#4. Subway
#5. Domino’s pizza
#6. Pizza Hut
#7. Dunkin’s Donut
#8. Burger King
Bản tin VTV dự đoánh về ngành F&B năm 2019

Mở rộng quy mô một cách ồ ạt nhưng lại không lường trước được những thách thức của ngành dịch vụ đã khiến cho chuỗi nhà hàng Món Huế “sụp đổ”. Nhận khoản đầu tư lớn trong thời gian ngắn đã thúc đẩy Huy Việt Nam bành trướng chuỗi nhà hàng thật nhanh, trong khi năng lực quản trị không theo kịp.

Những lùm xùm liên tục với Món Huế và ông chủ Huy Việt Nam đang cho thấy khả năng trở lại của chuỗi nhà hàng này không mấy tích cực. Một số chuyên gia cho rằng vấn đề của Món Huế, cũng như nhiều chuỗi F&B (ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống) đã rời khỏi thị trường, là năng lực quản lý không theo kịp với tốc độ mở rộng quy mô.

"Nhiều người nghĩ làm chuỗi nhà hàng cũng đơn giản như quản lý một quán phở, nhưng thực tế không phải như vậy. Kinh doanh F&B là một quá trình rất phức tạp, bao gồm quản lý sản xuất như một cửa hàng ăn, chăm sóc khách hàng như một công ty dịch vụ và cách thức bán lẻ hiệu quả để đảm bảo hiệu suất kinh doanh", ông Dương Nguyễn, Tổng giám đốc DCorp R-Keeper Việt Nam nói. Ở quy mô nhỏ, vấn đề quản trị chưa tác động rõ rệt đến những mô hình F&B, nhưng khi quy mô mở rộng trên 50 cửa hàng, đặc biệt là sau khi nhận những khoản đầu tư lớn, rủi ro sẽ tăng lên đáng kể.

Là người làm trong ngành F&B lâu năm, ông Dương cho biết đã gặp nhiều trường hợp, những ông chủ của chuỗi F&B sẵn sàng trả giá cao hơn thị trường để tranh cướp một mặt bằng đẹp, dù không thực sự cần đến, hay thuê tới hàng chục nhân viên cho một cửa hàng mà đáng ra chỉ cần 4 người là có thể vận hành trơn tru. 


Phóng sự Truyền hình Nhân dân: Khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực: Dễ mà khó

Nhìn vào số liệu tài chính của Món Huế, những con số đánh giá hiệu suất kinh doanh cũng phần nào đã cho thấy điều tương tự. Gia tăng chi phí quá nhanh, trong khi hiệu suất hoạt động không tăng lên tương ứng có thể là lý do khiến một chuỗi nhà hàng này sụp đổ.

Tăng tốc từ năm 2015 sau khi nhận khoản đầu tư lớn từ các quỹ ngoại, hệ thống này nâng số lượng nhà hàng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, mở rộng với quy mô lớn cũng là lúc chuỗi nhà hàng này bắt đầu thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, dù cao, cũng không bù nổi chi phí bán hàng quá lớn.

Ba năm gần nhất, doanh thu của Món Huế đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng mỗi năm, nhưng lợi nhuận từ mức gần 300 triệu đồng năm 2016 đã chuyển sang lỗ 54 tỷ năm 2017 và lỗ tiếp 50 tỷ đồng năm 2018. 

Chuỗi nhà hàng này giữ được biên lợi nhuận gộp ở mức cao, nhưng chi phí bán hàng thậm chí còn tăng cao hơn doanh thu. Hai năm gần nhất, chi phí bán hàng của Món Huế lần lượt là 162 và 176 tỷ đồng, chiếm từ 80 đến 90% doanh thu. Trong ba năm gần đây, doanh thu của chuỗi này gần như đi ngang nhưng chi phí bán hàng tăng 53%.
Trước khi xảy ra bê bối về nợ nhà cung cấp, nợ lương nhân viên, đóng cửa hàng loạt cửa hàng, Món Huế và Huy Việt Nam từng là cái tên sáng giá trên thị trường F&B (ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống). Liên tiếp trong ba năm từ 2013 đến 2015, với quy mô chỉ 14 cửa hàng, Huy Việt Nam đã huy động được hàng chục triệu USD. Mark Mobius, đại diện của quỹ Franklin Templeton đã rót 15 triệu USD vào Huy Việt Nam năm 2015, cho biết, quyết định đầu tư khi đó đến từ "hướng đi và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo hệ thống này". 
Bắt đầu huy động vốn từ đầu năm 2013 với 3 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên. Bước ngoặt lớn nhất đến với công ty này hai năm sau đó khi hoàn tất vòng gọi vốn vòng series C với số tiền 15 triệu USD (hơn 300 tỷ đồng) từ Templeton Strategic Emerging Markets Fund IV do nhà đầu tư huyền thoại Mark Mobius quản lý. 

Với tổng số tiền huy động được lên tới 65 triệu USD trong ba lần gọi vốn, Huy Việt Nam nhanh chóng trở thành một "thế lực" mới trên thị trường ẩm thực khi tăng quy mô ba thương hiệu chính là Phở Ông Hùng, Món Huế và Cơm Express lên gấp 7 lần, từ 14 cửa hàng năm 2014 lên 110 cửa hàng vào cuối năm 2015. Nói với VnExpress khi đó, Mark Mobius cho biết, ẩm thực là một trong những lĩnh vực hấp dẫn mà quỹ đầu tư của ông luôn quan tâm. Đồng thời, tỷ phú này khẳng định "sẽ rót thêm vốn cho Huy Việt Nam bất cứ thời điểm nào nếu họ cần".

Một năm sau quá trình mở rộng, Huy Việt Nam tiếp tục gây xôn xao trên thị trường khi FinanceAsia tiết lộ, công ty này đã có kế hoạch nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong. Ngoài mục đích đưa cổ phiếu ra thị trường quốc tế, FinanceAsi cũng cho biết Huy Việt Nam muốn huy động thêm 100 triệu USD để mở rộng lĩnh vực kinh doanh.



Quy trình sản xuất Craft Beer cao cấp - Bí quyết tạo nên dòng bia Gammer thượng hạng


Tinh tuý từ mạch nước ngầm, khắt khe trong từng khâu lựa chọn nguyên liệu, chính xác, tỉ mỉ trong từng công đoạn sản xuất bia. Mỗi ly craft beer mát lạnh chill cùng bạn không chỉ là minh chứng cho chất lượng hảo hạng của dòng bia Gammer Tiệp Khắc mà còn là tình yêu, tâm huyết của những người nấu bia. 


🌾🌾Cùng Gammer khám phá quy trình sản xuất craft beer dưới đây nhé!

♻️Bước 1️: Chuẩn bị nguyên liệu
Các nguyên liệu chính để nấu bia Gammer đó là: đại mạch Czech cao cấp, hoa bia, men và nguồn nước sạch được khai thác từ mạch nước ngầm.

♻️Bước 2️: Xay đại mạch và nấu dịch đường
Đại mạch được xay vỡ vừa phải để giúp quá trình đường hoá diễn ra thuận lợi. Công đoạn nấu đại mạch (hay còn gọi là quá trình đường hoá) được thực hiện trong hệ thống nấu bia chất lượng cao, ở nhiều dải nhiệt độ, sau đó lọc bã và thu dịch đường.

♻️Bước 3️: Đun sôi cùng hoa bia (Hops)
Kết thúc quá trình đường hoá, dịch đường sẽ được nấu sôi cùng hoa bia. Hoa bia là nguyên liệu không thể thiếu giúp tạo độ đắng, hương thơm và ổn định cho bia. Hoa bia sẽ được cân đo, bổ sung vào dịch đường ở nhiều giai đoạn.

♻️Bước 4️: Làm lạnh dịch đường và lên men
Dịch đường khi còn nóng sẽ được hạ lạnh xuống nhiệt độ lên men. Công đoạn này cần tiến hành trong thời gian ngắn nhằm đảm bảo chất lượng. Men bia cũng được bổ sung với tỷ lệ tiêu chuẩn.

♻️Bước 5️: Ủ bia
Bia được ủ trong các tank lên men cỡ nhỏ bằng thép 304SS, giúp con men có điều khiển hoạt động tối ưu và sản sinh ra hương vị đặc trưng cho dòng bia Gammer. Thời gian lên men trong khoảng 3 - 4 tuần.

Từ thành công bia thủ công Gammer Beer, phiên bản bia lon 500ml Bia Gammer  nhập khẩu trực tiếp từ Czech Republic do Công ty CP dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Sài Gòn Quốc tế (SGIJ) phân phối độc quyền sẽ có mặt tại VN từ tháng 11/2019.



Bia thủ công Gammer- Craft beer đến từ Cộng hòa Czech

Gammer Beer xuất hiện tại Tp. HCM vào năm 2005, với sự đam mê, học hỏi không ngừng đã nhanh chóng cho ra đời thành công một dòng bia dựa trên nguồn gốc và công nghệ hiện đại của Tiệp Khắc. Được chắt chiu từ những tinh hoa truyền thống, mang đến những hương vị bia tươi đậm đà khó có thể chối từ. 


Có hai dòng bia chính để bạn có thể lựa chọn khi đến với Gammer Beer, đó là bia đen và bia vàng, được lên men từ lúa mạch đen và lúa mạch vàng, kết hợp với hương hoa bia từ Tiệp Khắc.

Ngoài đồ uống chính tượng trưng cho phong cách của Gammer Beer, bạn còn có thể ngất ngây trong thế giới ẩm thực siêu hấp dẫn tại nơi đây. Bởi lẽ sự kết hợp giữa bia và “mồi nhậu” chưa bao giờ tách rời.


Hướng đến mong muốn, sở thích cũng như khẩu vị của người tiêu dùng, Gammer Beer luôn chú trọng đến chất lượng cũng như hình thức, đảm bảo mang lại những dòng bia tuyệt vời đến từng giọt cuối cùng. Vì vậy, khi đến với Gammer Beer, bạn sẽ không ngừng thích thú trước một nhà máy sản xuất bia tại chỗ, với dây chuyền công nghệ bia cá nhân cổ điển.

Vì điều này nên Gammer Beer đã trở thành một nơi được bao người yêu mến, không chỉ riêng đấng mày râu mà hầu như giới trẻ hiện nay đều trở nên ưa chuộng hơn.


Nổi bật với dòng bia đen chính: Classic Dark - Màu đen trầm lắng của đấng mày râu đầy quyền lực. Đại diện cho một ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ, có chút sự huyền bí đậm chất Tây Âu, đây là loại bia được lên men từ lúa mạch đen kết hợp với hương hoa bia của xứ Tiệp. 

Classic Dark không chỉ tạo ấn tượng bởi màu đen sâu lắng mà còn cuốn hút mọi ánh mắt với vỏ chai bia màu đen tuyền, sâu thăm thẳm như đôi mắt của người đàn ông đang ngắm nhìn về phương xa.

Ngất ngây trong men say của từng giọt bia và chắc chắn bạn cũng không thể không mê mẩn trước nền ẩm thực tuyệt vời của đội ngũ đầu bếp tại Gammer Beer. Sự biến hóa tài tình trong phong cách chế biến giữa hai hương vị Á Âu, từ đặc trưng truyền thống đến mĩ vị Tây Âu cầu kỳ. Các nguyên liệu luôn được chọn lựa tươi ngon, đảm bảo không chỉ giá trị dinh dưỡng mà còn mang đến vị ngon trọn vẹn nhất.


Từ thành công bia thủ công Gammer Beer, phiên bản bia lon 500ml Bia Gammer  nhập khẩu trực tiếp từ Czech Republic do Công ty CP dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Sài Gòn Quốc tế (SGIJ) phân phối độc quyền sẽ có mặt tại VN từ tháng 11/2019.



Bảng xếp hạng Thương hiệu ngành Bia công nghiệp Tháng 8/2019

Bảng xếp hạng Thương hiệu theo tháng và theo ngành hàng của Younet Media Index (YMI) bao gồm các Thương hiệu đang dẫn đầu xu thế và hiệu suất hoạt động tổng thể trên mạng xã hội của gần 40 thương hiệu thuộc các nhóm ngành: Bia (công nghiệp), Ecommerce, Ngân hàng, Sữa… dựa trên các chỉ số: Brand Mention Score (lượng mentions có nhắc đến Thương hiệu), Sentiment Index (hệ số thảo luận tích cực & tiêu cực), Buzz Score (tổng lượng thảo luận về Thương hiệu) và Audience Scale Score (lượng audience thực tế tạo nên thảo luận). Các Thương hiệu xuất hiện trong bảng xếp hạng đều phải thỏa tiêu chí đạt chỉ số Sentiment dương.

Gammer Beer xuất hiện tại Tp. HCM vào năm 2005, với sự đam mê, học hỏi không ngừng đã nhanh chóng cho ra đời thành công một dòng bia dựa trên nguồn gốc và công nghệ hiện đại của Tiệp Khắc. Được chắt chiu từ những tinh hoa truyền thống, mang đến những hương vị bia tươi đậm đà khó có thể chối từ. Nhà hàng Gammer Beer dần trở thành một địa điểm lý tưởng để thưởng thức các dòng bia tươi đen vàng chất lượng tuyệt hảo, tận hưởng nền ẩm thực phong phú Á Âu,... Tất cả chỉ có tại Gammer Beer!

Bài viết sử dụng số liệu từ SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence của YouNet Media - công cụ duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực,một cách tự động và có phạm vi thu thâp bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.


Các thương hiệu ngành bia công nghiệp nổi bật trong tháng: Strongbow, Tiger, Bia Saigon, Heineken, Bia Hanoi, Huda, Budweiser, Hoegaarden,Beck's Ice, Tuborg. 

Ngoài chiến dịch tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon và nhá hàng của Tiger, các thương hiệu còn lại xuất hiện nhiều trong các cuộc thảo luận tự nhiên nhờ vào minigame, content bắt trend thu hút và chương trình khuyến mãi. 

Một vài hoạt động nổi bật trên mạng xã hội trong tháng 8 của Top 5 thương hiệu:

Strongbow: Vẫn duy trì vị trí dẫn đầu mặc dù Strongbow không có nhiều hoạt động nổi bật, bởi từ khóa “Chill” gắn liền trong chiến dịch tháng 7 vẫn chưa giảm nhiệt và uống kiểu “Strongbow úp ngược” đang trở thành trào lưu của giới trẻ hiện nay. 

Tiger: Tháng 8 Tiger “nhá hàng” siêu phẩm với quảng cáo kết hợp giữa ca sĩ Mỹ Tâm và ca sĩ Song Mino (nam ca sĩ thành viên của nhóm nhạc Winner của Hàn Quốc) nhận được luồng thảo luận khổng lồ đến từ fan của hai ca sĩ. 

Bia Saigon: “Người quen” trở lại, Bia SaiGon đã ra mắt diện mạo mới với chiến dịch “Bia SaiGon - lên như rồng, diện mạo như rồng” nhận được thảo luận tích cực từ khán giả. Bài post công bố minigame trong trận đấu giữa Việt Nam đối đầu đội tuyển Thái Lan đã đánh trúng tâm lý của fan yêu bóng đá. 

Beck's Ice: Nhờ những bài post bắt trend như  “Beck's Ice sẵn sàng cà khịa mọi cơn nóng” hay “Post này có chạy quảng cáo” kết hợp cùng minigame “99% anh em đoán sai” đã giúp Beck’s Ice tăng lượt thảo luận tự nhiên và tích cực từ giới trẻ. 

Heineken: Minigame “Chọn sống xanh - giải ô chữ, rinh quà chất” đã giúp Heineken duy trì thảo luận và lọt top 5 trong BXH mặc dù không có nhiều hoạt động nổi bật trong tháng. 

Sự khác biệt giữa bia công nghiệp và bia thủ công

Bia công nghiệp là bia được sản xuất đại trà theo công suất lớn như Tiger, Heineken, Saigon... Bia thủ công - Craft Beer sản xuất trong những nhà máy nhỏ, trong các quán bar, vườn bia. Người nấu sử dụng hiểu biết cùng nhiều kỹ thuật nấu công phu. Bia thiên về uống thưởng thức, không cổ vũ thực khách uống nhiều, uống say mà là uống để trải nghiệm, khám phá.








Từ thành công bia thủ công Gammer Beer, phiên bản bia lon 500ml Bia Gammer  nhập khẩu trực tiếp từ Czech Republic do Công ty CP dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Sài Gòn Quốc tế (SGIJ) phân phối độc quyền sẽ có mặt tại VN từ tháng 11/2019.


Khi nào bia thủ công chấm dứt sự thủ công?

Việc kinh doanh bia và quyền sở hữu công ty bia thủ công, thực sự đang trở thành vấn đề khi các công ty bia công nghiệp bắt đầu đi thâu tóm.
Bạn thấy nó trong các tin tức với tần suất đáng ngạc nhiên: Công ty bia lớn trở thành cổ đông lớn trong một công ty bia thủ công. Gần đây nhất, bộ phận thủ công của MillerCoors tuyên bố sẽ trở thành cổ đông lớn trong Công ty bia Terrapin của Athens, Georgia. Đó là một thỏa thuận lớn cho những người yêu thích bia thủ công.
Bia Gammer, một trong những nhà máy bia thủ công theo công nghệ và hương vị Tiệp được sản xuất tại VN 

Đáp lại, nhiều người yêu thích bia thủ công đã đưa ra những gì đã trở thành một giới hạn phổ biến khi một nhà máy bia nhỏ bán cho một công ty lớn: "Bạn đã bán hết. Chúng tôi sẽ đưa doanh nghiệp của chúng tôi đi nơi khác."

Cảm giác của nhiều người (nhưng chắc chắn không phải tất cả) những người ủng hộ bia thủ công là một khi nhà máy bia thủ công không còn được kiểm soát tài chính bởi anh chàng nhỏ bé, đó không còn là bia thủ công.Tôi đã đặt câu hỏi của mình cho Tara Nurin, người sáng lập Bia cho Babes có trụ sở tại New Jersey và một nhà văn đóng góp những câu chuyện về bia và rượu cho Forbes.com.

Thiếu định nghĩa
Trước hết, Nurin giải thích không có định nghĩa pháp lý cho bia thủ công hoặc nhà máy bia thủ công. Có một số thước đo chỉ nhằm hợp pháp hóa cho các mục đích thuế, nhưng chính phủ không đặt tên cho các danh mục đó. Bất kỳ nhà máy bia nào cũng có thể tự gọi mình là nhà máy bia thủ công và nói rằng họ sản xuất bia thủ công, mặc dù điều đó không có nghĩa là cộng đồng bia thủ công sẽ chấp nhận nó.


Những người trong cộng đồng bia thủ công thường chấp nhận định nghĩa của Hiệp hội Bia (BA) về một nhà máy bia thủ công. Định nghĩa của họ nói rằng một nhà máy bia thủ công phải là:

Nhỏ . Có sản lượng hàng năm từ 6 triệu thùng bia trở xuống.
Độc lập . Ít hơn 25 % của nhà máy bia thủ công được sở hữu hoặc kiểm soát (hoặc lợi ích kinh tế tương đương) bởi một thành viên ngành công nghiệp đồ uống có cồn mà không phải là một nhà sản xuất bia thủ công.
Truyền thống . Phần lớn tổng khối lượng rượu đồ uống của nó trong các loại bia có hương vị bắt nguồn từ các thành phần sản xuất bia truyền thống hoặc sáng tạo và quá trình lên men của chúng.
Nurin lưu ý rằng định nghĩa đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Đây là định nghĩa hiện được sử dụng để xác định xem một nhà máy bia có đủ điều kiện để trở thành thành viên trong BA hay không
Terrapin đã rơi vào định nghĩa đó trước khi hợp tác hiện tại với MillerCoors, công ty sở hữu một phần thiểu số của nhà máy bia từ năm 2012. Nhưng theo thỏa thuận mới - sử dụng định nghĩa được chấp nhận trong ngành của một nhà máy bia thủ công - Terrapin không còn là một.
Chào đón bia Gammer trong phiên bản lon 500ML

Một thông điệp trên trang Facebook của nhà sản xuất bia đảm bảo với người hâm mộ rằng họ vẫn có "các loại bia giống nhau xuất phát từ các dây chuyền của chúng tôi, được ủ, vô chai và tiếp thị bởi cùng những người đã ở với chúng tôi trong nhiều năm." "Thay đổi cấu trúc duy nhất nằm ở quản lý cấp trên. Người đồng sáng lập Terrapin John Cochran sẽ rời đi sau 14 năm", theo Tạp chí Bia Street .

Bia phải giống như mọi khi, nhưng nó vẫn được tính là bia thủ công chứ? 

Bia thủ công là gì đang ngày càng trở thành một vấn đề quan điểm. Không có định nghĩa pháp lý về bia thủ công và thiếu một định nghĩa cụ thể từ Hiệp hội Bia, trong đó định nghĩa một nhà máy bia thủ công nhưng không phải là bia thủ công, những người yêu thích bia thủ công và những người trong ngành được để lại định nghĩa riêng. Có vẻ hợp lý khi các chuyên gia trong ngành sẽ định nghĩa bia thủ công là bia được sản xuất bởi một nhà máy bia thủ công, nhưng định nghĩa logic đó có thể đang thay đổi.

Nurin nói: "Khi ngày càng có nhiều nhà máy bia thủ công đáng kính tham gia đầu tư bên ngoài và thoát khỏi 'nhà máy sản xuất bia thủ công', tôi nghĩ rằng số lượng người ngày càng tăng - đặc biệt là những người trong ngành - đang ngày càng sẵn sàng từ bỏ định nghĩa", Nurin nói.

Nói cách khác, nếu một nhà sản xuất bia đang làm tất cả những điều đúng đắn và tiếp tục tạo ra bia theo cách tương tự, có một trường hợp vẫn gọi nó là bia thủ công.

Nhưng không phải là nhiều người hâm mộ bia thủ công khó tính sẽ nhìn theo cách đó

Nurin nói: "Tôi không nghĩ rằng phần lớn người tiêu dùng bia thủ công nhìn thấy sự khác biệt". "Nếu nhà máy bia đó đã 'bán hết', và nhà sản xuất bia không còn là nhà sản xuất bia thủ công, thì những gì họ đang làm sẽ không được coi là bia thủ công trong suy nghĩ của nhiều người uống rượu."

Kim Dung - Nguồn: mnn.com

MỚI