Kinh tế báo chí, kinh doanh báo chí làm gì trong sự thay đổi xu hướng đọc báo?

Trong sự phát triển của các mạng truyền thông xã hội, báo chí ngày càng giảm sút sự ảnh hưởng vì bất cứ ai cũng có thể đưa thông tin, tự viết thông tin. Thậm chí, nhờ có mạng xã hội, các nhà báo đỡ vất vả đi lấy thông tin hơn. 



TS, Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam viết trong bài Truyền thông mới và những thách thức “chỗ đứng” của nhà báo, khẳng định vai trò làm báo của các nhà báo chứ bao giờ mờ nhạt như lúc này.  Bởi vì:

Mọi công dân đều có thể tham gia sản xuất sản phẩm báo chí (Everyone can produce)

Đây là xu hướng báo chí công dân, ngày càng phát triển. Tham gia chứ không phải quyết định. Quyền lựa chọn và quyết định là của các tòa soạn báo. Một số thông tin trên báo chí có tầm ảnh hưởng ra cả thế giới, là sản phẩm của báo chí công dân. Ở Việt Nam, không ít thông tin, hình ảnh trên báo chí, đài truyền hình, phát thanh (nhiều nhất là các video clip, bức ảnh nghiệp dư), cũng được chính người dân cung cấp.

Sức mạnh truyền tin từ các mạng xã hội là một thách thức thực tế

“Những mạng xã hội như Facebook và Twitter đang thực sự thay đổi diện mạo của báo chí. Hầu như bất kỳ phóng viên báo chí khôn ngoan nào cũng dùng Facebook hay Twitter“ (Evan Smith - Tổng Biên tập Tạp chí Texas Monthly).

Cùng với mạng xã hội là xu thế “báo chí công dân”, với sự trợ giúp và tiện ích của các thiết bị thông minh. Mọi công dân đều có thể sản xuất tin tức và truyền tải trên mạng xã hội. Đây cũng là thách thức lớn đối với “chỗ đứng” của nhà báo.

Mạng xã hội là “ngôi nhà” thứ hai, là đối tác, trợ thủ, vừa là đối thủ của báo chí

Việc sử dụng các mạng xã hội khác nhau (Google, Facebook, Twitter,...) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của phần lớn người dân. Với nhà báo, mạng xã hội không chỉ để trao đổi thông tin thông thường mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm, kiểm chứng, chia sẻ thông tin nghề nghiệp. Đi cùng với những ưu việt, là những mối đe dọa, thách thức về chạy đua thời gian, cường độ lao động, kiểm chứng thông tin, xử lý và sử dụng thông tin, v.v..

Trong chuyến tìm hiểu một số cơ quan báo chí ở CHLB Đức, chúng tôi được biết, các nhà báo ở đây đều coi mạng xã hội là nguồn tin đầu tiên trong tác nghiệp và là kênh thông tin để trao đổi, chia sẻ với các nguồn tin. Tất nhiên, họ chỉ dùng mạng xã hội như là công cụ hỗ trợ, gợi ý, chứ không coi đó là tin tức báo chí.

Kinh doanh báo chí phải khác hơn, không chỉ trông chờ ở quảng cáo truyền thống, mà phải kiếm tiền từ chính nội dung.
Đặc biệt phải rút ngắn thời gian sản xuất tin tức. Báo chí trung ương hay địa phương, đều cần quan tâm đến đặc điểm mới của truyền thông số là Toàn cầu hóa sản phẩm - Địa phương hóa thông tin.

Tăng tính tương tác với công chúng, coi phản hồi của công chúng là một phần nội dung thông tin, dĩ nhiên phải có chọn lọc. Đề cao tính nhân văn trong hoạt động báo chí. Trong thách thức, có cơ hội và ngược lại. Nếu biết cách phân tích, chọn lọc và vận dụng, thách thức từ truyền thông số cũng chính là cơ hội bứt phá cho báo chí.




Vậy thì, khi sức mạnh về sự ảnh hưởng của báo chí đang giảm đi thì báo chí sống bằng gì?

Kinh tế báo chí - Kinh doanh báo chí

Hai cụm từ này, hiểu một cách đơn giản nghĩa là làm sao tờ báo có thể có nguồn thu về để nuôi sống bộ máy, duy trì hoạt động và phát triển. Nhưng hiểu một cách đúng đắn hơn, Truyền thông mới cho rằng phải xác định chính xác vai trò - nghĩa vụ để phân biệt. 

Kinh tế báo chí là các hoạt động kinh doanh liên quan đến báo chí, trong đó bao gồm cả hoạt động quảng cáo và những hoạt động kinh doanh truyền thống khác. 

Để phát triển Kinh tế báo chí, các tòa soạn cần có một bộ phận kinh doanh riêng biệt, nằm trên cả bộ phận quảng cáo của tòa soạn và vạch định các chiến lược nhằm phát triển về kinh tế. 
Bộ phận Kinh doanh này sẽ dựa vào tiêu chí mục đích của tờ báo, các mối quan hệ nhằm mang đến những mô hình kinh tế ổn định, bền vững và phù hợp. 

Ví dụ Báo giáo dục cần các hoạt động Kinh tế gắn liền với các hoạt động Tuyển sinh, Môi trường giáo dục, Học thêm, Đào tạo...
Báo Pháp luật cần song hành cùng các văn phòng luật sư, hỗ trợ tư vấn về pháp lý, nâng cao ý thức cộng đồng về pháp luật...

Kinh doanh báo chí: Hiểu đúng nghĩa là khai thác được gì từ các loại hình báo chí. 
Ví dụ, báo điện tử có thể bán quảng cáo bằng nhiều hình thức khác nhau như bán vị trí banner, bán qua hệ thống Google Ads, các cty agency...
Ngoài bán tin bài truyền thông như một cách quảng cáo nội dung cho các cty có nhu cầu, báo điện tử có thể bán nội dung cho các trang tin tức tổng hợp như Google News, Baomoi, VN Ngày Nay...

Dĩ nhiên, nêu chỉ dựa vào rổ hàng truyền thống thì báo chí (kể cả báo điện tử) cũng không thể nuôi sống cả bộ máy cồng kềnh. Vì vậy rất cần tinh gọn bộ máy và phát triển hệ thống Kinh doanh đa dạng, đa nguồn ngành hơn. 

Để có những chiến lược phát triển phù hợp và khách hàng đúng với tôn chỉ mục đích của tờ báo, hãy liên hệ với chúng tôi: lovesaigon1698@gmail.com 


Tiếp thị nội dung và công cuộc đổi mới liên tục


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MỚI