Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Hồ Con Rùa những ngày chưa chính thức "lên đời" phố ăn đêm hay phố đi bộ của Sài Gòn

 Làm cái gì cũng thuận tự nhiên chắc chắn sẽ thành công. Điều này có thể sẽ đúng với tương lai Khu vực Hồ Con Rùa sẽ được đầu tư, cải tạo và tổ chức thành phố đi bộ trong thời gian tới.



Những ngày bình thường ở Hồ Con Rùa, từ chiều đến đêm, rất nhiều bạn trẻ tụ tập hóng mát, ngồi chơi. Lập tức các quán ăn chạy mọc lên tự nhiên. Người bán cơ động bằng xe đẩy, đưa cho khách tấm bạt, miếng bìa carton hay cái ghế nhỏ là thành chỗ ngồi lý tưởng để hàn huyên. 

Hàng rong vừa bán vừa chạy

Vào buổi tối thứ bảy ngày đầu năm 2021, Hồ Con Rùa nhộn nhịp bởi ánh sáng vàng đẹp đẽ được bật lên (bình thường tối hù, có khi không có nước trong hồ).

Bánh tráng cuốn và trứng cút lộn xào me


Khi nơi này đã trở thành điểm hẹn hò, ăn uống của giới trẻ, tại sao không tạo điều kiện trở thành phố ăn đêm nổi tiếng. Công an đỡ đi dẹp xe, bắt xe. Bà con buôn bán hợp pháp. Nha nước thu được thuế. Đường phố văn minh hơn và bớt cảnh nhếch nhác. 

Nhưng bao giờ trở thành phố ăn đêm còn chưa biết nha!

 












Vì sao bia thủ công đóng lon lưu trữ tốt hơn chai thủy tinh?

Khi mọi người càng yêu thích bia thủ công (craft beer – Draft beer) mà không có thời gian đến quán bia yêu thích, bia tươi được chuyển qua hình thức đóng chai. Nhưng bia lưu trữ trong chai lại không tốt hơn trong lon nhôm vì khả năng chống sự xâm hại của các tia sáng. 

Năm 2005, thương hiệu bia Gammer lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam thông qua những quán bia ở Sài Gòn và Hà Nội với số lượng sản xuất đủ bán. Lúc đó, nguyên liệu nhập từ Tiệp Khắc (Cộng hòa Czech) đã là một thách thức lớn đối với vài quán nhà hàng đông khách thích uống bia trực tiếp từ vòi.

Bia tươi Gammer Gold Classic và Dark Essense được sản xuất theo công thức bí truyền của các chuyên gia Cộng Hoà Séc. Nguyên liệu thuần khiết cao cấp được nhập từ Séc. Gammer bia tự hào là dòng bia sản xuất theo tiêu chí tốt cho sức khoẻ. Bia Gammer thưởng thức ngon nhất ở nhiệt độ 7c - 10 c.

Qua thời gian dài chinh phục giới sành bia trong nước, thương hiệu bia Gammer đã mở rộng sức ảnh hưởng ra ngoài những quán bia. Bia được đóng chai với nút bật sang trọng đúng gu bia Tiệp. Khách hàng khắp mọi nơi ủng hộ bia Gammer đóng chai trong sự yêu thích vì tính tiện dụng. Thế nhưng nút bật cũng có những hạn chế và chính chai thủy tinh làm giảm chất lượng bia nếu tiếp xúc nắng nóng. 

Năm 2020 đánh dấu 15 năm bia Gammer chinh phục người Việt và khơi dòng bia Tiệp tại đất nước uống nhiều bia nhất nhì thế giới, phiên bản bia lon sản xuất theo quy trình lên men thủ công đã chính thức nhập khẩu về VN.
Khi bia tiếp xúc với tia cực tím (UV) trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá trình oxy hóa và tạo ra hương vị chua (skunky) khó chịu trong bia. Chai thủy tinh chặn một số ánh sáng, nhưng không phải tất cả. Trong khi thủy tinh màu nâu hoặc màu hổ phách ngăn chặn một lượng đáng kể tia UV thì các chai màu xanh lá cây và trong suốt lại kém hiệu quả hơn nhiều. Ngược lại, lon nhôm ngăn tất cả ánh sáng chiếu vào bia bên trong, giúp lưu giữ hương vị nguyên bản. 


Bia lon Gammer dung tích 500ml được sản xuất tại Tiệp Khắc, trong nhà máy đang sản xuất bia Kutna Horra. Đây cũng là nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 1573, nổi danh với dòng bia truyền thống địa phương Kutna Hora. Qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, đến nay nhà máy vẫn hoạt động và mang đến dòng bia bí truyền của người dân địa phương.

Ngoài ra, quy cách lon nhôm giữ nguyên chất lượng không khí bên trong, men bia đảm bảo không có sự xâm nhập từ bên ngoài tốt hơn bia chai. Trong quá trình đóng hộp, lon nhôm được niêm phong hoàn toàn, ngăn không cho oxy tiếp cận với bia cho đến khi có người mở lon. Ngược lại, chai bia cho một lượng không khí nhỏ vào, có thể làm gia tăng men bia và biến đổi hóa học lên theo thời gian. Bia lon giúp cho hương vị nguyên bản như rót từ vòi đến tận bàn tiệc, thuận tiện vận chuyển đến khắp mọi nơi trên thế giới. 
Có nhiều lý do tại sao bia lon tốt hơn cho môi trường. Đầu tiên, vì lon bia nhẹ hơn và gọn hơn, nên sẽ tốn ít nhiên liệu để vận chuyển. Thứ hai, hầu hết các cộng đồng đều có các chương trình tái chế và ký gửi mạnh mẽ hơn đối với lon nhôm so với bia chai cồng kềnh và khó vận chuyển. Theo báo cáo của EPA (Tổ chức bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) chỉ có 26,4% chai thủy tinh được tái chế so với tỷ lên 54,9% lon nhôm.  
Ngày nay, tại Cộng hòa Czech, nhiều hãng bia lớn như Pilsner đã được khách hàng khắp các châu lục đánh giá cao khi có thêm phiên bản lon. Nhiều nhãn hiệu bia được sản xuất theo quy trình thủ công cũng chuyển hẳn sang bia lon như một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường. 
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển, thương hiệu bia Gammer – bia Tiệp của người Việt và do người Việt làm chủ công nghệ - chính thức có mặt tại Việt Nam với phiên bản bia lon. 



Bia Gammer lon được sản xuất tại nhà máy Pivovary Koruny – Cộng hòa Czech.

Trong dung tích 500ml, bia lon Gammer giữ nguyên màu vàng sóng sánh đặc trưng được sản xuất hoàn toàn tại Cộng hòa Czech đã chính thức có mặt tại Việt Nam!
Nhà nhập khẩu và phân phối: Công ty Cổ phần Truyền Thông đa phương Tiện Pháp Luật Sao và Công ty Cổ phần Dịch Vụ Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Sài Gòn Quốc Tế (SGIJ)

Gammer Beer - Bia Tiệp Khắc đã được Việt hóa như thế nào?

Năm 2020 đánh dấu 15 năm bia Gammer chinh phục người Việt và khơi dòng bia Tiệp tại đất nước uống nhiều bia nhất nhì thế giới, phiên bản bia lon sẽ chính thức nhập khẩu về VN. 


Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới. Đó là đánh giá nêu trong tờ trình dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia do nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đọc trước Quốc hội sáng 9/11/2018. 
Việt Nam có thể sản xuất cà phê nhất nhì thế giới, xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới... nhưng thiếu nhiều sự tinh túy để mang đến một văn hóa bia nổi tiếng thế giới, dòng cà phê nổi danh toàn cầu hay giống lúa ngon nhất Đông Nam Á.


Đất nước cổ kính Tiệp Khắc (nay là Cộng Hòa Czech) lại nổi danh với nhiều loại bia ngon và người dân uống bia thay nước. Cách nấu bia của người Tiệp rất đa dạng, công thức bí truyền. Nguyên vật liệu chủ yếu là lúa mạch, nước tinh khiết, hoa bia và nhiều nguyên liệu khác nhau như hoa quả.


Với mong muốn tạo dựng dòng bia Việt Nam ngon và đẳng cấp, bia thủ công - Craft beer Gammer đã xuất hiện tại VN từ năm 2005. Bắt đầu với quán bia thủ công có công suất nhỏ, nấu đủ lượng bia phục vụ khách sành điệu. Đến nay, bia Gammer đã bước ra khỏi thành phố lớn, phân phối đến nhiều tỉnh thành qua phiên bản bia chai. 


Năm 2020 đánh dấu 15 năm bia Gammer chinh phục người Việt và khơi dòng bia Tiệp tại đất nước uống nhiều bia nhất nhì thế giới, phiên bản bia lon sẽ chính thức nhập khẩu về VN. 

Bia lon Gammer dung tích 500ml được sản xuất tại Tiệp Khắc, trong nhà máy đang sản xuất bia Kutna Horra. Đây cũng là nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 1573, nổi danh với dòng bia truyền thống địa phương Kutna Hora. Qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, đến nay nhà máy vẫn hoạt động và mang đến dòng bia bí truyền của người dân địa phương. 
Mọi thông tin về bia Gammer lon nhập khẩu xin liên hệ: 0903029666
Theo nhóm nghiên cứu từ Amsterdam (Hà Lan), một chủng men mới vừa được tìm thấy trong bia vừa được phát hiện ra có khả năng giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng và có thể kéo dài tuổi thọ cho con người.  Các men vi sinh trong bia có khả năng cải thiện trí nhớ, chữa chứng mất ngủ ở người già, đồng thời chống lại căn bệnh béo phì. Bên cạnh đó, loại thức uống phổ biến này có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại cho con người. (Theo Medikforum)
  • Quang Huy



Gammer Beer - Bia Tiệp Khắc đã được Việt hóa như thế nào?




Năm 2020 đánh dấu 15 năm bia Gammer chinh phục người Việt và khơi dòng bia Tiệp tại đất nước uống nhiều bia nhất nhì thế giới, phiên bản bia lon sẽ chính thức nhập khẩu về VN. 

Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới. Đó là đánh giá nêu trong tờ trình dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia do nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đọc trước Quốc hội sáng 9/11/2018. 
Việt Nam có thể sản xuất cà phê nhất nhì thế giới, xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới... nhưng thiếu nhiều sự tinh túy để mang đến một văn hóa bia nổi tiếng thế giới, dòng cà phê nổi danh toàn cầu hay giống lúa ngon nhất Đông Nam Á.

Đất nước cổ kính Tiệp Khắc (nay là Cộng Hòa Czech) lại nổi danh với nhiều loại bia ngon và người dân uống bia thay nước. Cách nấu bia của người Tiệp rất đa dạng, công thức bí truyền. Nguyên vật liệu chủ yếu là lúa mạch, nước tinh khiết, hoa bia và nhiều nguyên liệu khác nhau như hoa quả. 

Với mong muốn tạo dựng dòng bia Việt Nam ngon và đẳng cấp, bia thủ công - Craft beer Gammer đã xuất hiện tại VN từ năm 2005. Bắt đầu với quán bia thủ công có công suất nhỏ, nấu đủ lượng bia phục vụ khách sành điệu. Đến nay, bia Gammer đã bước ra khỏi thành phố lớn, phân phối đến nhiều tỉnh thành qua phiên bản bia chai. 
Năm 2020 đánh dấu 15 năm bia Gammer chinh phục người Việt và khơi dòng bia Tiệp tại đất nước uống nhiều bia nhất nhì thế giới, phiên bản bia lon sẽ chính thức nhập khẩu về VN. 
Bia lon Gammer dung tích 500ml được sản xuất tại Tiệp Khắc, trong nhà máy đang sản xuất bia Kutna Horra. Đây cũng là nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 1573, nổi danh với dòng bia truyền thống địa phương Kutna Hora. Qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, đến nay nhà máy vẫn hoạt động và mang đến dòng bia bí truyền của người dân địa phương. 

                      Mọi thông tin về bia Gammer lon nhập khẩu xin liên hệ: 0903029666

Theo nhóm nghiên cứu từ Amsterdam (Hà Lan), một chủng men mới vừa được tìm thấy trong bia vừa được phát hiện ra có khả năng giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng và có thể kéo dài tuổi thọ cho con người.  Các men vi sinh trong bia có khả năng cải thiện trí nhớ, chữa chứng mất ngủ ở người già, đồng thời chống lại căn bệnh béo phì. Bên cạnh đó, loại thức uống phổ biến này có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại cho con người. (Theo Medikforum)
  • Quang Huy









Thanh xuân là gì hả bố? - Thanh xuân của bố là ly bia Tiệp ngon khó quên

Câu hỏi ngô nghê của cậu con trai làm tôi có chút giật mình xao xuyến. Ừ, thanh xuân trong tôi là gì nhỉ? 
Chẳng phải là những mối tình yêu đến cuồng si của một thằng sinh viên nghèo mang quần thủng đít, cũng không thể là những lần lỡ chơi “khô máu” rồi ngày sau ôm chai rượu cúng 5 bạc lẻ ngồi khóc tu tu giữa ngã ba đường và càng không phải là “cơn mưa rào” như thơ văn vẫn ví, bởi Sài Gòn mùa nào chẳng có mưa!

Tôi bắt đầu cảm thấy băn khoăn về câu hỏi tưởng chừng như giản đơn đó của cậu con trai. Thắp ánh đèn điện lên, trước mặt là ngổn ngang mớ tài liệu, deadline khách hàng dí như ma rượt; tôi gục lên bàn và chìm vào giấc ngủ hồi nào không hay. Trong cơn mơ, tôi thấy mình trở về tuổi còn son — cái thời trai chưa vợ và gái còn thòm thèm, cái thời huy hoàng được đi nước ngoài như đi chợ.

Năm ấy tôi có dịp sang Tiệp Khắc công tác, ký kết dự án lớn hàng triệu đô. Đối tác bật ra một câu quen thuộc khiến tôi giật bắn người: “Ê, đi nhậu không?”. Tôi cứ nghĩ chỉ ở Việt Nam người ta mới có thói quen này chứ. Thấy ngờ ngợ, tôi cũng gật đầu đồng ý xem cuộc nhậu ở nước ngoài có vui hơn nước mình không.
Bước vào quầy bar nhỏ bên ngã tư đường, giữa không gian tràn ngập những sắc đèn xanh đỏ, tiếng nhạc xập xình khiến lòng tôi nôn nao hẳn ra. Cô gái mang vẻ đẹp rất Tiệp với đường cong hút hồn bê ra bàn chúng tôi 5 chai bia lạ hoắc. Ám ảnh về mùi nhậu lề đường của thằng bạn, tôi rùng mình hỏi đối tác: “Uống vào có chết không đấy bro?”. Cả bàn cười ầm lên, trêu tôi quê mùa. Rồi họ dẫn tôi vào cái hầm thơm phức mùi lúa mạch, lâu lâu thoang thoảng hương hoa bia. Hấp dẫn đến lạ kỳ!
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được tận mắt chứng kiến quy trình nấu bia Tiệp. Từng hạt lúa mạch được chọn lọc kỹ càng, đến khâu đãi hoa bia và chọn thời gian tỉ mẫn khi nấu. Bước xuống cầu thang gỗ, khung cảnh hiện lên như một nhà máy sản xuất bia thu nhỏ. Bia sau khi nấu xong được đóng chai cẩn thận và cho lên kệ.
Cô gái Tiệp đến gần, nở nụ cười thiên thần hỏi tôi: “Anh có yêu Tiệp Khắc không?”. Theo quán tính khi thấy gái xinh, tôi gật đầu lia lịa. Cô ta liền đưa cho tôi chai bia có đề chữ Classic Dark và bảo hãy uống nó. Bật nắp, rót bia vào cốc, cái màu đen ánh đỏ hết sức quyến rũ phả ra hương thơm thoang thoảng khó cưỡng lại được. Tôi nhấp môi rồi uống ừng ực, cứ thế cho đến khi cạn cốc bia. Vị ngọt hấp dẫn của men bia, mạch đen và mạch vàng hoà cùng hương hoa bia, lúa mạch xứ Tiệp khiến tôi sướng tê cả người.
Cô gái nhìn tôi cười ha hả. Tôi ái ngại hỏi lại: “Vậy nếu anh không yêu Tiệp Khắc thì sao?”. Cô gái chau mày nhìn tôi một hồi rồi đưa cho tôi chai bia khác, lần này lại đề chữ Classic Gold. Vẫn như thói quen, tôi rót bia ra cốc và bắt đầu nhâm nhi. Lạ ở chỗ, nếu như Classic Dark ban nãy sở hữu màu đen bí ẩn, thì Classic Gold lần này lại nổi bật với màu vàng hổ phách thuần khiết. Bia có vị ngọt độc đáo từ mạch nha, được kết hợp đúng chuẩn với hoa bia, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người thưởng thức.
Tôi bắt đầu cảm thấy ấn tượng và có chút khoan khoái trong lòng. Cô gái nheo mắt đáp lời: “Nếu anh chưa yêu Tiệp Khắc thì đến một ngày nào đó anh sẽ yêu. Khi anh quay trở về Việt Nam, anh sẽ mang theo hương thơm bia Tiệp cùng nỗi nhớ không — thể — nào — quên…”
Và đúng thật, 2 tháng sau khi trở về nước tôi vẫn không thể nào quên được hương vị bia Tiệp mà tối hôm đó đã uống. Không chỉ bởi say ánh mắt cô gái mà còn mê bởi men bia ngào ngạt hương đó.
Tỉnh giấc, tôi lò mò lên Google search địa chỉ bán bia Tiệp để mong nắm níu chút gì đó của tuổi trẻ, thế mà ăn may tìm ra được Gammer, nhấc máy gọi đặt thử thùng bia 6 chai uống xem sao.
Nhìn vỏ chai giống y hệt tôi càng thêm hy vọng, vội rót bia ra cốc và uống, cảm giác sướng run người, hương bia len lỏi qua từng tế bào vị giác làm khắp người như có luồng điện bao quanh. Cả Tiệp Khắc như vỡ oà trong tôi. Hí hoáy lấy điện thoại gọi đặt bàn mai khao đám bạn để khoe loại bia Tiệp tôi vẫn hay kể. Sau đó tôi và vợ soạn ngay bàn nhậu để cùng thưởng bia dưới trăng; giữa đêm gió mát mùa hè Sài Gòn, đôi vợ chồng trẻ cùng nhau ru lại thời thanh xuân đã qua.
Ai đó đã từng nói thanh xuân là những gì nồng nhiệt nhất của tuổi trẻ nhưng cũng là vết phai của thời gian còn vương vương trên mái tóc. Còn với tôi, cái nồng nhiệt ấy chưa bao giờ cạn, thời gian rồi sẽ trôi đến vô cực và kỷ niệm sẽ là mái nhà yên ấm của thời gian. Cũng giống như loại bia Tiệp năm ấy tôi đã thưởng thức. Hương thơm nồng nàn của lúa mạch phả vào cái vàng sóng sánh tan chậm của lớp bọt trắng mịn; men say 7 độ đủ làm hồn người chếnh choáng, mơ màng đến tận hôm sau mà vẫn không phải đối mặt với cơn đau đầu. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi thao thức suốt tháng rộng năm dài…
P/s: Lần đầu đóng vai người đờn ông U50 kể về thanh xuân của mình!
Blog Thanh Thanh Lê

Bia Gammer - Bia Tiệp trên hành trình 15 năm chinh phục bia Việt

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, Caft beer Gammer tự mang trên mình sứ mệnh khơi dòng bia Tiệp truyền thống về đất Việt. Nhờ sự yêu thích của người Việt, Gammer bia phiên bản chai thủy tinh đã đi đến nhiều vùng miền đất nước.
Năm 2019 sẽ là năm đánh dấu bia Tiệp của người VN được sản xuất tại Tiệp và nhập khẩu về VN.

Bia Gammer phiên bản lon có dung tích 500ml được sản xuất tại một trong những nhà máy bia lâu đời nhất của Tiệp.

Vẫn nguyên vẹn mùi vị bia  Gammer, bước qua phiên bản bia lon, bạn sẽ cảm nhận thêm mùi vị của hoa bia ghi dấu ngàn năm vẫn chảy trong lịch sử bia Tiệp.

#gammerbeer  #biavang #biatiep #vietnamcraftbeer #gammerlon #classicgold

Thận trọng khi sử dụng hình ảnh, biểu tượng di sản văn hóa để quảng cáo

Thời gian qua, nhiều người cảm thấy khó chịu khi chứng kiến hai tấm biển quảng cáo cỡ lớn ngoài trời của một doanh nghiệp đặt cạnh quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) vì đã sử dụng hình ảnh Chùa Cầu - biểu tượng của di sản thế giới tại Hội An để làm nền cho một lon bia Huda khổng lồ.

Chùa Cầu bị đổi màu khi xuất hiện trên biển quảng cáo ngoài trời của bia Huda

Việc khuếch đại hình ảnh sản phẩm cùng với việc “nhuộm xanh” di sản bởi mầu của thương hiệu bia đã khiến hình ảnh của di sản trên tấm biển quảng cáo trở nên méo mó, biến dạng. Ngay sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, hình ảnh tấm biển quảng cáo nêu trên đã gây nên làn sóng phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng. Thậm chí xuất hiện ý kiến đòi tẩy chay sản phẩm vì coi đây như một hành vi xâm hại gián tiếp di sản, cho thấy sự thiếu tôn trọng của doanh nghiệp đối với di sản.

Nhiều người đặt ra nghi vấn “Huda Huế đã được sự đồng ý của các cơ quan chức năng ở TP.Hội An chưa mà dám đổi màu sắc của biểu tượng chùa Cầu trong chiến dịch quảng cáo bia của mình như vậy?”.
Một số ý kiến phản đối cho rằng việc Huda “phủ bia” chùa Cầu như thế này là xúc phạm đến biểu tượng di sản 4 thế kỷ của Hội An cũng như xúc phạm tới di sản văn hóa thế giới, vi phạm thuần phong mỹ tục khi làm quảng cáo.

Điều đáng nói là trước đó, từ năm 2017, doanh nghiệp này cũng đã dùng hình ảnh quảng cáo thương hiệu bằng việc sử dụng các chai bia để “phủ bề mặt” cho các di tích Ngọ Môn, cầu Trường Tiền (Huế) gây bức xúc dư luận. Sau đó các hình ảnh phản cảm đã bị tháo dỡ khỏi các kênh quảng bá của doanh nghiệp, đồng thời cơ quan chức năng cũng đã kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở đơn vị. Lẽ ra đây phải là bài học đắt giá đối với doanh nghiệp, vậy nhưng thật khó hiểu vì sau hai năm, những sai lầm tương tự tiếp tục lặp lại. Không chỉ dùng hình ảnh di sản để quảng bá sản phẩm, vài tháng trước, thương hiệu này đã cho ra mắt bộ sản phẩm mới với phiên bản giới hạn, sử dụng tám mẫu thiết kế có sử dụng hình ảnh của các địa danh, thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tám tỉnh miền trung bao gồm Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Làng Sen (Nghệ An), hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), chợ Đông Hà (Quảng Trị), điện Thái Hòa (Huế), Cầu Vàng - Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam).

Điểm chung của các địa danh này là đều bị đổi mầu! Dù xuất phát từ mong muốn: “Khắc họa một cách sáng tạo các danh thắng trên mầu xanh trẻ trung cùng sắc vàng óng hiện đại, thương hiệu muốn khơi gợi tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương trong mỗi người dân miền trung và khích lệ mong muốn khám phá Việt Nam của du khách trong nước cùng bạn bè quốc tế”, tuy nhiên nhiều người đặt câu hỏi: việc sử dụng những hình ảnh này liệu đã được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền? Và hậu quả sẽ ra sao nếu các doanh nghiệp trong chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình tùy tiện sử dụng hình ảnh di sản, can thiệp thô bạo về mầu sắc, tự ý cắt ghép hình ảnh di sản? Bởi theo Khoản 1, Điều 19, Luật Quảng cáo về Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo quy định: “Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo”.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch phụ trách UBND TP.Hội An, cho biết Công ty Carlsberg Việt Nam sử dụng hình ảnh chùa Cầu và hình một lon bia Huda để quảng bá sản phẩm không hề thông qua chính quyền địa phương. TP.Hội An đã đề nghị Sở VH-TT-DL Quảng Nam có ý kiến chính thức để có hướng xử lý theo thẩm quyền. “Việc sử dụng hình ảnh với màu sắc không đảm bảo, không đúng với bản chất của biểu tượng di sản văn hóa thế giới là sai, địa phương hoàn toàn phản đối”, ông Sơn khẳng định.

Được biết hình ảnh quảng cáo này nằm trong chiến dịch "Huda yêu miền Trung" của Carlsberg Việt Nam, Huda phát hành bộ lon có sử dụng hình ảnh của các địa danh nổi tiếng của 8 tỉnh miền Trung bao gồm Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Làng Sen (Nghệ An), Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), chợ Đông Hà (Quảng Trị), Điện Thái Hòa (Huế), Cầu Vàng - Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam), và các địa danh này đều đổi thành màu xanh lá cây - màu nhận diện thương hiệu của bia Huda.


Bộ lon bia Huda có sử dụng hình ảnh của các địa danh nổi tiếng

Trước sức ép của dư luận và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, ngày 6-11, những tấm biển quảng cáo nêu trên đã bị tháo dỡ. Tuy nhiên từ sự việc này đã dấy lên mối lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp đang tự do sử dụng hình ảnh, biểu tượng của các di sản văn hóa để quảng bá cho sản phẩm của đơn vị mình nhằm mục đích thương mại mà không tính toán đến việc hình ảnh di sản có thể bị ảnh hưởng trong tâm thức của công chúng. Việc cá nhân, tổ chức sử dụng những thông tin, hình ảnh, biểu tượng của di sản nhằm phục vụ cho những mục đích cá nhân cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đồng thời mọi hoạt động quảng cáo gắn với di sản văn hóa cần phải được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với pháp luật, lịch sử, văn hóa bản địa và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bởi chỉ như vậy mới góp phần tôn vinh giá trị của di sản, vừa khơi gợi niềm tự hào dân tộc, góp phần quảng bá hiệu quả hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới.

Vì đâu mà bảng quảng cáo của Huda vẫn được thông qua và xây dựng?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, trường hợp Sở VH-TT-DL Quảng Nam (đơn vị cuối cùng cho phép doanh nghiệp (doanh nghiệp) sử dụng hình ảnh chùa Cầu để quảng bá sản phẩm) cho phép thì cần phải yêu cầu thay đổi lại màu sắc cho phù hợp, có tính chân xác của chùa Cầu. “Chùa Cầu giờ đã là một phần của Hội An, di sản chung của cả nước”, ông Sơn nói.

Ông Phan Đình Đường, Phó chánh thanh tra Sở VH-TT-DL Quảng Nam, cho biết đơn vị đã nắm vụ việc Công ty Carlsberg Việt Nam sử dụng hình ảnh chùa Cầu để quảng bá sản phẩm. Giám đốc Sở VH-TT-DL cũng đã chỉ đạo Phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT-DL) có văn bản gửi Công ty quảng cáo Lê Nguyễn (đóng tại TP.Đà Nẵng) yêu cầu thay đổi maquette. Tuy nhiên theo ông Đường, đến nay ngành chức năng Quảng Nam chưa nhận được trả lời và hình ảnh cũ vẫn nguyên vẹn.

Đáng chú ý, ông Đường cho biết việc lấy hình ảnh chùa Cầu để quảng cáo sản phẩm bia Huda đã được cấp phép. Phòng Quản lý văn hóa là đơn vị giám định nội dung, thống nhất và cho phép doanh nghiệp lấy hình ảnh chùa Cầu để quảng cáo. Tuy nhiên, hình ảnh quảng cáo chùa Cầu như dư luận phản ứng là không đúng với thực tế và gây phản cảm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam, cho hay quá trình xin dựng pano quảng cáo bia Huda gắn với chùa Cầu được Phòng Quản lý văn hóa tham mưu cho một phó giám đốc Sở ký cấp phép. “Hiện anh em nghiệp vụ đang thảo luận, trao đổi với doanh nghiệp có thể chọn hình ảnh khác phù hợp để thay thế maquette trên, miễn sao phù hợp với văn hóa Quảng Nam, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo giá trị quảng bá cho sản phẩm”, ông Hồng nói. Sau khi dư luận có ý kiến, ông Hồng cho biết đã ký văn bản yêu cầu thu hồi tấm pano nhưng đơn vị làm quảng cáo (Công ty quảng cáo Lê Nguyễn) đã “kéo rê”, không chịu thực hiện. Hiện Sở đã chỉ đạo tạm thời tháo dỡ tấm pano, công việc đang được triển khai.

Trước câu hỏi Sở VH-TT-DL Quảng Nam đã cấp phép lại yêu cầu thu hồi, tháo dỡ liệu có bị doanh nghiệp đòi bồi thường, ông Tôn Thất Hướng, Trưởng phòng Quản lý văn hóa, nói: “Khi nào doanh nghiệp có ý kiến thì hay, chứ bây giờ họ cũng chưa có ý kiến gì”. Cũng theo ông Hướng, khi muốn bồi thường một cái gì đó (ra quyết định trái với quy định pháp luật, bị kiện) thì phải ra tòa dân sự và do tòa phán quyết.

Ngoài bảng quảng cáo sử dụng hình ảnh chùa Cầu được đặt ở Quảng Nam, thì Huda còn sử dụng hình ảnh cầu Trung Đạo (Di sản văn hóa thế giới thuộc quần thể kiến trúc Cố đô Huế) để cho lên biển quảng cáo

Billboard quảng cáo trên đường An Dương Vương - TP.Huế sử dụng hình ảnh cầu Trung Đạo

Bia và những tham vọng “phủ” bia lên cầu Trường Tiền, Ngọ Môn và bị phản đối

Liên quan đến pano quảng cáo có biểu tượng chùa Cầu (Hội An), trước đó vào tháng 6/2017, Carlsberg Việt Nam đã sử dụng hình ảnh di tích ở Huế như cầu Trường Tiền, Ngọ Môn... để quảng cáo cho bia. Phía trước Ngọ Môn của Huế được phủ kín một lớp chai bia, lon bia xanh ngắt. Hoặc, thay cho các chân cầu, cầu Trường Tiền cũng được "đắp" bởi hàng loạt chai bia khổng lồ. Hình ảnh trên theo nhiều người nhận định là rất phản cảm, bị dư luận tại Thừa Thiên Huế phản đối.


Ở góc độ pháp luật, như nhận định của cơ quan chức năng, quảng cáo này vi phạm điều 3, khoản 8 của Luật quảng cáo (thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam). Còn về góc độ cảm tính, dù là một công dân tại Huế hay bất cứ địa phương nào, tất nhiên chẳng ai vui khi thấy một Di sản Thế giới tại Việt Nam lại được "phủ kín" bằng thứ đồ uống có cồn như vậy. Và sau đó Huda cũng đã phải gỡ bỏ những hình ảnh quảng cáo trên.

Lưu ý cho doanh nghiệp khi muốn sử dụng hình ảnh của biểu tượng, di sản văn hóa vào quảng cáo
Bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL), cho rằng nội dung quảng cáo cần tuân thủ theo sự điều chỉnh của luật Quảng cáo và các quy định liên quan. Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung quảng cáo có gắn với di sản văn hóa cần phải được nghiên cứu thấu đáo, cẩn trọng trên tinh thần tôn vinh được giá trị di sản và tôn trọng ý nguyện của cộng đồng sở hữu di sản đó. Mặt khác, Cục Di sản văn hóa cũng trích dẫn luật Di sản văn hóa tại khoản 1 điều 13 và các văn bản liên quan quy định về việc tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích. “Vì vậy, Cục Di sản văn hóa lưu ý các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng nội dung quảng cáo có gắn với di sản văn hóa cần thận trọng để vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảo phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam”, bà Hiền nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), cho rằng: “Sở VH-TT-DL Quảng Nam là đơn vị có thẩm quyền kiểm tra, điều chỉnh nếu tấm quảng cáo đó không phù hợp với chủ trương cho phép dùng biểu tượng của địa phương”. Theo bà Hương, để thể hiện trên tấm bảng lớn ngoài trời thì các sở VH-TT-DL có nhiệm vụ thẩm định nội dung. “Cần phải tăng cường, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan cấp phép ở địa phương. Họ cần cẩn trọng hơn khi duyệt các nội dung quảng cáo để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp khi treo quảng cáo lên rồi lại phải rút”, bà Hương nói. Về phần doanh nghiệp, bà Hương cho rằng việc quảng cáo bia liên tục bị phản đối cho thấy doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn trong việc quảng cáo.

Nguồn: baonhandan, brandsvietnam




Muốn phát triển chuỗi F&B phải hội tụ những điều gì?

Ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) tại Việt Nam được đánh giá là có dư địa tăng trưởng mạnh, khoảng 18%-20%/năm, là một trong 3 nhóm hàng tăng trưởng nhanh nhất trong những năm vừa qua.
Sau 3 khoản đầu tư vào Golden Gate, Chảo Đỏ và Pizza 4P’s, Mekong Capital vẫn rất hào hứng với ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) ở Việt Nam và tiết lộ sẽ lập thêm quỹ mới cho các hoạt động đầu tư vào đây.

F&B từng là ngành đem lại thành công cho Mekong Capital khi lãi thu về gấp 9,1 lần so với vốn đầu tư ban đầu, thông qua khoản đầu tư vào Golden Gate (2008-2014). Đáng chú ý, sau khi Mekong Capital thoái vốn, Golden Gate vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với doanh thu tăng trung bình 30-50%/năm. Công ty này hiện sở hữu hơn 300 nhà hàng và 22 thương hiệu.
Ngành  F&B của Việt Nam từ sau năm 2014 đã tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình tăng 18%/năm và đạt 540.000 cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống trong cả nước, theo thống kê từ Dcorp R- Keeper Việt Nam. Trong giai đoạn này, hàng loạt nhà hàng món nướng, mì cay Hàn Quốc, nhà hàng sushi Nhật, lẩu Thái... mọc lên khắp nơi và được đón nhận nồng nhiệt. Đây là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp đổ vốn vào lĩnh vực nhà hàng.


Những ngày qua, giới truyền thông không ngừng thông tin về việc chuỗi nhà hàng Món Huế (thuộc Công ty TNHH nhà hàng Món Huế) đóng cửa, để lại những khoản nợ lớn cho người lao động, nhà đầu tư và nhà cung cấp.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong lịch sử kinh doanh ở lĩnh vực F&B chưa có DN nào có vốn điều lệ lớn như Huy Việt Nam. Đây cũng là chuỗi nhà hàng gọi vốn đầu tư nhiều nhất từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Hơn một thập niên hoạt động, chuỗi nhà hàng Món Huế gần như đã xác lập một vị thế trên thị trường, với sự nhận diện thương hiệu mạnh dựa trên một hệ thống nhà hàng rộng khắp cả nước.



Kinh doanh phải đúng thực chất

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, thực ra trong kinh doanh bán lẻ phải phát triển chuỗi mới tạo ra lợi thế cạnh tranh và các lợi ích khác. Phát triển chuỗi phải gắn liền với năng lực quản trị và những yếu tố nền tảng, cốt lõi khác của DN. Chẳng hạn, Trung Nguyên muốn phát triển chuỗi thì phải phát huy tốt nhất năng lực về cung ứng cà phê có chất lượng, cũng như kiểm soát được hoạt động của các điểm bán để bảo đảm uy tín thương hiệu.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, kinh doanh chuỗi phụ thuộc vào 2 vấn đề là tính thống nhất trong chuỗi và kiểm soát năng lực tài chính. Quan trọng nhất là các DN phải xây dựng cho được một bộ tiêu chí và hệ thống cảnh báo rủi ro. Cụ thể, khi DN muốn mở một điểm bán thì cần có sự đo lường, đánh giá cụ thể về doanh thu, mức độ thu hồi vốn cộng với tiền thuê mặt bằng để đưa ra quyết định có nên mở hay không. Có “sinh thì có tử”, khi mở chuỗi cũng chấp nhận nếu điểm bán không hiệu quả phải lập tức đóng cửa để cắt lỗ. Phát triển chuỗi phải dựa trên sự bền vững của DN, còn nếu chỉ chạy theo số lượng và làm thương hiệu, chắc chắn sẽ bị phá sản.

Trở lại với lĩnh vực F&B, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia, cho rằng, thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống có ít rào cản gia nhập nhưng tốc độ đào thải rất nhanh nên vẫn là một thách thức với những DN muốn chinh phục. Người Việt sẵn sàng trải nghiệm những dịch vụ ăn uống mới nhưng lại rất mau chán. Để duy trì được sự thành công, doanh nghiệp phải luôn linh hoạt trong phát triển sản phẩm và dịch vụ.



Thực tế thị trường cho thấy, không phải cứ thương hiệu F&B có tiếng trên thế giới về Việt Nam là có thể sống sót trong “cơn bão” F&B tại Việt nam. Đã có khá nhiều thương hiệu “ra đi” tại thị trường Việt Nam như trà sữa Tenren (Đài Loan), Gloria Jean’s Coffees (Úc)... Quan trọng của nhà đầu tư F&B là thấu hiểu được chính khách hàng và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Điển hình như sự thành công của 2 DN từng là đối thủ nặng ký của nhà hàng Món Huế là Công ty Cổng Vàng và Mặt Trời Đỏ. Cổng Vàng hiện đang nắm giữ khoảng 20 thương hiệu, với khoảng 278 nhà hàng và Mặt Trởi Đỏ cũng sở hữu 210 nhà hàng, tập trung chủ yếu ở các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng…

Theo chị B.T, sở dĩ 2 DN này phát triển mạnh và khá bền vững đạt mức bình quân từ 20%-30%/năm là vì họ đã thiết lập được quy trình để giữ vững chất lượng dịch vụ. Ngoài sản phẩm vật chất là đồ ăn, đồ uống, khách hàng còn cảm nhận dịch vụ qua sự kết nối với con người. Những chuỗi thành công là những chuỗi kiểm soát được yếu tố con người một cách tốt nhất, giúp dịch vụ luôn giữ được tiêu chuẩn nhất định. Khi càng mở rộng, sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh, tuy nhiên nếu các vấn đề cốt lõi trên được kiểm soát thì việc mở rộng có thể thành công. DN thiếu vốn, hoàn toàn có thể gọi vốn từ các quỹ đầu tư nhưng năng lực quản trị và nhân lực để vận hành bộ máy thì DN phải tự lo. Theo đó, kinh doanh ẩm thực phải làm đúng bản chất của ẩm thực, món nào ra món đó. Người tiêu dùng ngày nay rất thông minh, họ không chấp nhận kiểu trả tiền cho món A nhưng lại phải ăn món B. Rào cản thâm nhập vào lĩnh vực F&B dễ nhưng rất mong manh và đòi hỏi khắt khe. Nếu DN làm một cách bài bản và đúng thực chất, không chạy theo số lượng thì hoàn toàn có thể tránh được vết đổ của Món Huế.

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Trung Minh: Cần tìm hiểu kỹ thói quen ăn uống và bản sắc văn hóa người Việt

Do thói quen và văn hóa ăn uống của người Việt Nam khác với các nước nên mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng ăn ở Việt Nam không thể so sánh như mô hình chuỗi nhà hàng ăn ở nước ngoài. Ở các nước, do khu vực dân cư và khu vực ăn uống xa nhau nên khi đi ăn, họ thường chọn điểm đến là các chuỗi cửa hàng ăn cho tiện lợi.

Trong khi đó, ở Việt Nam, chỉ cần bước ra đường là gặp các hàng quán ăn nên không phải ai cũng có thói quen đến các chuỗi cửa hàng, nhà hàng để ăn. Nhiều người có thể đi xe hơi nhưng vẫn ghé ăn ở những quán ăn truyền thống, thậm chí là các quán ăn lề đường nếu tô phở, tô bún bò ở đó hợp khẩu vị chứ không nhất thiết phải vào trung tâm thương mại, gửi xe để ăn một tô bún, tô phở “thường thường bậc trung” tại các chuỗi nhà hàng.

Khi chọn mô hình đầu tư chuỗi, các DN thường hy vọng quy mô tăng nhanh sẽ giúp giảm chi phí bình quân. Trong khi đó càng mở nhiều cửa hàng thì chi phí mặt bằng càng tăng, nhân công càng lớn, chi phí quản lý cũng cồng kềnh nhất là khi các cửa hàng hiện hữu chưa thật sự vững. Do đó, ở Việt Nam, ngay cả khi tỷ suất lợi nhuận của một tô bún trong nhà hàng Món Huế là 50% thì cũng không bằng lợi nhuận của một người bán khô bò trên vỉa hè vì nhà hàng “ngốn” chi phí mặt bằng, nhân công, phí quản lý rất lớn trong khi chi phí của người bán khô bò thấp hơn, nhân công rẻ hơn.

Ngành bia thủ công Philippines đã phát triển với tốc độ 200%. Tìm hiểu quy trình sản xuất bia thủ công trong thời đại sản xuất bia công nghiệp

Crows Craft beer and Distillery Co. là một trong nhiều công ty địa phương đã và đang làm tốt công việc (và nghiêm ngặt) để đưa sự sáng tạo của người Philippines lên hàng đầu trong ngành công nghiệp đồ uống. 

Từ thành công bia thủ công Gammer Beer, phiên bản bia lon 500ml Bia Gammer  nhập khẩu trực tiếp từ Czech Republic do Công ty CP dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Sài Gòn Quốc tế (SGIJ) phân phối độc quyền sẽ có mặt tại VN từ tháng 11/2019.

Hãy xem xét các đặc tính thủ công: sản xuất tập trung vào chất lượng và coi thường số lượng.

Không có nhiều điều để nói, ngoại trừ có thể một chút nghi ngờ có thể hướng đến tuổi thọ của nó như là một doanh nghiệp khi đối mặt với công nghiệp hóa. Nhưng mặc dù sản xuất hàng loạt là trạng thái mặc định trong thực phẩm và đồ uống, ngành công nghiệp đồ uống thủ công vẫn là một sự bất thường ở chỗ nó không chỉ tự duy trì mà còn tăng trưởng với tốc độ ấn tượng.

Ở Đông Nam Á, riêng ngành bia thủ công có giá trị khoảng 134 triệu đô la và được dự đoán sẽ đạt 400 triệu đô la vào cuối năm 2021. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn làm quen với một số sự kiện nhất định, có lẽ quan trọng nhất là sản xuất bia ở khu vực Southeast Asia, theo báo cáo năm 2018 của Evolve Beverages Pte Ltd, hiện đang bị chi phối bởi các nhà máy bia thủ công nhỏ, thường thuộc sở hữu độc lập với sản lượng ít hơn so với chất lượng tổng thể. 

Cách tiếp cận này rõ ràng đã cho phép sự thăng thiên đều đặn của thợ thủ công trong khu vực trong ba năm qua. Hai người đóng góp tăng trưởng lớn? Việt Nam và Philippines. Hai quốc gia có ái lực với các loại bia thương mại đã phần nào được chuyển thành thích các loại bia phức tạp hơn, nhường chỗ cho một loạt các hoạt động vi mạch mới.

Với bối cảnh hiện tại của ngành bán lẻ đồ uống (và của ngành công nghiệp thực phẩm nói chung), nơi cá nhân hóa và nhuần nhuyễn cho tất cả mọi thứ được sản xuất một cách mạnh mẽ, và người tiêu dùng hơn bao giờ hết có quyền quyết định điều kiện thị trường, các doanh nhân nước giải khát thủ công sẽ không hối hận để sử dụng sự cởi mở này và đánh giá cao cho bia không thông thường là lợi thế của họ.

Để hiểu rõ hơn về mức độ tăng trưởng này, hãy xem xét bối cảnh bia thủ công địa phương: Nó đã được báo cáo tại hội nghị Bia Đông Nam Á (SEA) 2018 - Southeast Asian (SEA) Brew- rằng kể từ khi bắt đầu vào năm 2010, ngành bia thủ công Philippines đã phát triển với tốc độ 200%. Hiện tại, có khoảng 60 nhà sản xuất bia trên toàn quốc (chỉ có hai nhà máy trong năm 2010) sản xuất khoảng 300 loại bia thủ công khác nhau.  

Vì vậy, đây là một câu hỏi: Nếu bia thủ công của Philippines có khả năng tăng trưởng với tốc độ như vậy và nếu nhu cầu về bia phân tán theo các phân khúc thị trường tương đối thiếu, thì vấn đề chỉ là thời gian trước khi bia thủ công trở thành đối thủ ngang hàng với bia thương mại (bia công nghiệp)? 

Các nhà máy bia thủ công của Philippines, mặc dù hoàn toàn không thích mở rộng có thể sẽ chỉ ra rằng họ đang làm việc theo các điều khoản gần như hoàn toàn khác nhau, với các mục tiêu và triết lý và tài liệu bao quát khác nhau. Bia công nghiệp phát triển mạnh về khối lượng, đó là cách họ sống. Nhưng để bia thủ công vẫn là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực sản xuất bia, cần phải luôn cam kết chất lượng hơn số lượng.



Có những loại bia thủ công do người Philippines sản xuất có tên là De Puta Madre, IPA gấp đôi cực kỳ đáng sợ với ABV là 8%. Một nhãn hiệu đen trắng đơn giản mang cụm từ "Chúng tôi pha các loại bia mà chúng ta muốn thấy trên thế giới này - Joe Crowedom" đã lôi kéo người hâm mộ bia thông thường và bia thủ công. Nhưng tập trung vào cái tên Joe Crow: Đó là bản dịch tiếng Anh của tên Jose Cuervo (tên đầy đủ: Josemari Cuervo), người sáng lập Craft Crows, nhà sản xuất bia De Puta Madre.

Khi bối cảnh bia thủ công địa phương đạt đến đỉnh cao thương mại vào khoảng năm 2012, Cuervo đang thử nghiệm một bộ dụng cụ homebrewing. Trong nhà bếp gia đình của ông là một thiết lập đáng kính bao gồm một máy lên men năm gallon, ấm đun nước, và cuối cùng, một thùng 19 mét. Quỹ đạo của các thí nghiệm tại nhà của Cuervo là điển hình của nhiều nhà máy bia thủ công: Gia đình và bạn bè trước tiên thử bia, sau đó công thức mới được phát triển, sau đó nhà máy bia được kết hợp chính thức (Crows được hợp nhất vào năm 2013), và cuối cùng các lô nhỏ được bán cho nhà sản xuất bia và / hoặc phân phối cho công chúng thông qua các phòng máy và một vài quán bar và nhà hàng.

Cách tiếp cận DIY, thủ công là nền tảng cho chất lượng của các loại bia cũng như cách thức mà chúng được trình bày cho công chúng. 

7 chiến lược quản lý rủi ro cho nhà hàng và các doanh nghiệp thực phẩm khác

Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất là điều cần thiết để điều hành một doanh nghiệp thực phẩm thành công. Trước khi bạn mở cửa cho doanh nghiệp mới của mình, hãy giảm khả năng xảy ra tai nạn nghiêm trọng hoặc vụ kiện trách nhiệm bằng cách tiến hành phân tích rủi ro nhà hàng.



Tạo ra một doanh nghiệp thực phẩm có lợi nhuận là một hành động tung hứng. Bạn cần mua nguyên liệu tươi, tạo các tùy chọn thực đơn ngon miệng và biết cách tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhưng ngay cả khi bạn có tất cả các thành phần thô để thành công, vẫn có thể xảy ra một tai nạn duy nhất để buộc doanh nghiệp của bạn đóng cửa tốt.


Một thành phần quan trọng của việc điều hành một doanh nghiệp thực phẩm thành công đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất - từ hỏa hoạn nhà bếp và hư hỏng thực phẩm đến phản ứng dị ứng và các vụ kiện về rượu. Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp thực phẩm là tiến hành phân tích rủi ro nhà hàng trước khi bắt đầu kinh doanh. Một kế hoạch quản lý rủi ro toàn diện có thể làm giảm khả năng doanh nghiệp thực phẩm của bạn gặp tai nạn nghiêm trọng hoặc kiện cáo về trách nhiệm pháp lý.

Trong danh sách kiểm tra quản lý rủi ro nhà hàng này, chúng tôi đưa ra bảy chiến lược để giảm nguy cơ xảy ra sự cố, bao gồm quản lý rủi ro thực phẩm hiệu quả và đào tạo để giữ an toàn cho nhân viên. Chúng tôi cũng sẽ bao gồm một số  chính sách bảo hiểm doanh nghiệp nhỏ phổ biến  có thể giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh thực phẩm của bạn.

1. Đào tạo nhân viên nhà hàng của bạn
Nhân viên của bạn là trái tim của doanh nghiệp của bạn, vì vậy bảo vệ họ khỏi bị tổn hại tại nơi làm việc nên là ưu tiên hàng đầu của bạn. Và vì nhân viên của bạn xử lý các hoạt động hàng ngày của bạn, họ thường có thể giúp ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra - nếu họ được đào tạo phù hợp. Giáo dục nhân viên để xem xét bao gồm:

An toàn lao động. Bảo vệ nhân viên của bạn bằng cách thực hiện các buổi đào tạo thường xuyên về kỹ thuật nâng và mang phù hợp cho các vật nặng. Đầu bếp và đầu bếp của bạn sẽ cần thiết bị phù hợp để lưu trữ dao và dụng cụ sắc bén, cũng như các thiết bị bảo vệ nhiệt, chẳng hạn như potholders. Ngoài ra, bạn có thể xem xét bắt buộc giày dép và trang phục giúp giảm thiểu rủi ro chấn thương. Nếu một nhân viên bị thương,  bảo hiểm bồi thường của công nhân  có thể giúp chi trả các chi phí y tế, cũng như tiền lương một phần nếu thời gian nghỉ việc là cần thiết để phục hồi.

Quy trình an toàn.  Đưa nhân viên của bạn đi qua giao thức an toàn của doanh nghiệp thực phẩm của bạn, chẳng hạn như cách xử lý, lưu trữ và chuẩn bị thực phẩm đúng cách và những việc cần làm trong trường hợp hỏa hoạn, cướp hoặc thảm họa khác.

Dịch vụ khách hàng. Nhân viên tương tác với khách hàng nên hiểu cách giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu khách hàng không hài lòng với bữa ăn, nhân viên của bạn nên biết nên cung cấp cho khách hàng những gì để bù đắp cho sự bất tiện này và khi nào nên nhờ người quản lý tham gia.

Dịch vụ rượu.  Nếu doanh nghiệp của bạn phục vụ, bán hoặc cung cấp rượu, bạn có thể phải chịu trách nhiệm cho các sự cố liên quan đến một vị khách say rượu. Đó là lý do tại sao các cơ sở bán rượu cần thiết để đảm bảo nhân viên của họ được đào tạo về dịch vụ rượu phù hợp. Một số bang thậm chí bắt buộc đào tạo này. Huấn luyện đúng cách có thể giúp nhân viên của bạn phát hiện các dấu hiệu nhiễm độc, biết các bước từ chối dịch vụ và hiểu cách xử lý khách hàng say xỉn. Để biết thêm thông tin về đào tạo dịch vụ rượu, hãy truy cập trang web  Đào tạo về Quy trình can thiệp (TIPS) .

Nếu doanh nghiệp của bạn bán rượu hoặc cho phép khách hàng quen mang đồ uống của riêng họ, bạn có nguy cơ bị kiện trách nhiệm về rượu nếu ai đó uống tại cơ sở của bạn sau đó gây hại do bị say. Bảo hiểm trách nhiệm rượu  có thể thanh toán cho các chi phí pháp lý phát sinh từ các khiếu nại liên quan đến rượu.

2. Chạm vào công nghệ
Điều hành một doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số thể hiện rủi ro của riêng mình. Chẳng hạn, nếu bạn lưu trữ thông tin khách hàng, chẳng hạn như số thẻ tín dụng, trên máy tính hoặc thiết bị bán hàng, bạn có nguy cơ bị đánh cắp trên mạng. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng công nghệ để giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn. Cân nhắc sử dụng:

Phần mềm diệt virus.  Giữ phần mềm độc hại, lừa đảo và vi rút bằng các phần mềm và tường lửa thích hợp.

Bảo vệ mật khẩu cho mạng Wi-Fi của bạn. Cung cấp truy cập internet là một cách tốt để đưa khách hàng qua cửa của bạn, nhưng bạn cũng muốn giữ cho mạng của mình an toàn. Đảm bảo sử dụng các mạng an toàn và chỉ cung cấp mật khẩu Wi-Fi cho khách hàng trả tiền.  

Máy quay an ninh. Mặc dù camera an ninh không phải là công nghệ tiên tiến, nhưng chúng vẫn có thể giúp ngăn chặn hoạt động tội phạm và trộm cắp.

Một cách khác để quản lý các mối đe dọa kỹ thuật số là với  bảo hiểm trách nhiệm pháp lý . Nếu hệ thống của bạn bị hack và thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng của khách hàng bị đánh cắp, bảo hiểm trách nhiệm pháp lý mạng có thể giúp giảm chi phí thông báo cho khách hàng, theo dõi tín dụng và kiện tụng.



3. Duy trì cơ sở nhà hàng của bạn
Để giảm tỷ lệ thiệt hại tài sản hoặc ai đó bị tổn thương về tài sản của bạn, hãy chắc chắn:

Giữ bếp sạch sẽ.  Một nhà bếp gọn gàng không chỉ quan trọng để đáp ứng các mã sức khỏe. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ hỏa hoạn và thương tích của nhân viên. Lò nướng và bếp nên được làm sạch bên trong và bên ngoài, các vết đổ phải được lau sạch ngay lập tức và dao nên được lưu trữ đúng cách khi không sử dụng.

Dọn dẹp sự bừa bộn. Lối đi trong cơ sở của bạn nên tránh các chướng ngại vật để giảm thiểu nguy hiểm khi vấp ngã. Ngoài ra, luôn luôn giữ lối thoát hiểm và lối vào rõ ràng trong trường hợp khẩn cấp.

Quản lý và giảm thiểu rủi ro trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sử dụng công nghệ

Công nghiệp thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành năng động nhất xung quanh. Cũng giống như trong thế giới thời trang, lĩnh vực thực phẩm cũng trải qua sự phát triển không ngừng . Khí hậu công nghiệp thay đổi làm cho ngành công nghiệp này đặc biệt thách thức đối với các nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà bán lẻ.



Rủi ro là rất nhiều và các nhà quản lý cần sẵn sàng cho mình và các đội của họ để chịu được lực của sự thay đổi này. Có một hệ thống quản lý rủi ro toàn diện tại chỗ sẽ cho phép các nhà sản xuất nhận ra rủi ro và chống lại chúng một cách hiệu quả. Điều quan trọng là các công ty phải xây dựng các khả năng về thể chất và trí tuệ có thể bảo vệ họ khỏi những rủi ro liên quan đến một thị trường năng động.

Ngành Thực phẩm & Đồ uống phải đối mặt với nhiều rủi ro, như:

Xem bài: 7 chiến lược quản lý rủi ro cho nhà hàng và các doanh nghiệp thực phẩm khác
  • Thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng
  • Những thay đổi trong quy định pháp lý quốc gia và khu vực
  • Phát triển xu hướng nhân khẩu học
  • Thỏa hiệp chất lượng nguyên liệu và nguyên liệu
  • Ô nhiễm và ngộ độc các thành phần và sản phẩm cuối cùng
  • Phát triển thiết kế sản phẩm không chính xác
  • Thực hành và quy trình không cần thiết và không lành mạnh tại chỗ
  • Không phù hợp về khả năng công nghệ và yêu cầu thị trường
  • Xử lý sản phẩm và vật liệu và dẫn đến thiệt hại
  • Rủi ro tài chính liên quan đến các quy trình và thực tiễn khác nhau
  • Rủi ro của bên thứ ba liên quan đến các cơ quan vận tải, người trung gian, tài chính, nhà bán lẻ, v.v.
  • Rủi ro liên quan đến việc chia sẻ tài sản trí tuệ
  • Rủi ro liên quan đến thông tin sai lệch về sản phẩm
  • Rủi ro an toàn tiêu dùng
  • Rủi ro giảm thiểu rủi ro và không có khả năng quản lý rủi ro

    Xem xét tính chất đa dạng và toàn diện của rủi ro, lý do là các công ty nên trang bị cho mình các nguồn lực cần thiết để giảm thiểu rủi ro ở mức độ lớn nhất có thể.

Các công ty được trang bị để xử lý rủi ro?

Vấn đề chính với việc quản lý rủi ro nằm ở cách sử dụng công nghệ. Có nhiều công ty dựa vào các sáng kiến ​​biệt lập để giải quyết rủi ro. Ví dụ, nếu một vấn đề được phát hiện trong giai đoạn lưu trữ sản phẩm, các công ty chỉ tập trung vào tối ưu hóa công nghệ vận chuyển và lưu trữ. Một cách lý tưởng để giải quyết vấn đề này là sử dụng công nghệ để theo dõi chuỗi sự kiện trước đó để xác định xem sự cố có thực sự bắt nguồn từ giai đoạn lưu trữ hay không. Điều này sẽ giúp các công ty phát triển các giải pháp tập trung và kế hoạch dự phòng.

Triển vọng biệt lập này cũng mở rộng để quản lý dữ liệu . Các công ty không được đào tạo để đưa phần mềm quản lý dữ liệu của họ vào sử dụng tốt hoặc họ sử dụng kiến ​​trúc dữ liệu không hỗ trợ chiến lược quản lý rủi ro của công ty. Hầu hết các công ty có xu hướng phụ thuộc vào hệ thống quản lý dữ liệu truyền thống và hệ thống kế thừa mà không xem xét liệu các yêu cầu dữ liệu mới có được các hệ thống này hỗ trợ hay không. Điều này dẫn đến các công ty có thông tin không chính xác và không đầy đủ trong tay, dẫn đến thất bại trong việc dự phòng và lập kế hoạch BCP. Ngoài ra, nếu không có công nghệ phù hợp, các công ty sẽ không thể quét đường chân trời cho các mối đe dọa tiềm ẩn cũng như không thể giải quyết các vấn đề hiện có.

MỚI