Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhờ người thân đứng tên, cụ ông mòn mỏi đi đòi đất

Do là Việt kiều Mỹ nên ông Phan Văn Ba ( sinh năm 1953) không thể đứng tên khi mua khu đất ở huyện Bình Chánh từ năm 1998 và nhờ cháu ruột Phan Minh Hiền và người em trai cùng đứng tên giúp. Tuy nhiên, sau khi hồi hương ông không đòi lại được khu đất mình đã bỏ tiền ra mua trước đó.

Công an nhân dân Khổ sở vì nhờ người thân đứng tên mua đất

Tạp chí Tòa án -  Một Việt kiều khởi kiện cháu trai ra Tòa vì không đòi được đất nhờ đứng tên

Người Cao Tuổi - Ngày mới online Đứng tên giùm hợp đồng, nhưng lại muốn chiếm đoạt tài sản của chú ruột

Nhờ cháu ruột đứng tên dùm, một Việt kiều 20 năm mòn mỏi đi đòi đất

Công lý Xã hội - Gian nan đòi lại đất nhờ cháu ruột đứng tên giùm

Khu đất mà ông Phan Văn Ba đang yêu cầu ông Phan Minh Hiền sang tên trả lại

Báo Dân sinh nhận được đơn cầu cứu của ông Phan Văn Ba (sinh năm 1953) cư trú tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với nội dung: Vào ngày 13/3/1998 ông có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Ngọc Minh thuộc thửa đất số 56 và thửa đất số 57; tờ bản đồ số 7, diện tích 3.750m2 tọa lạc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 298QSDĐ/trang 149 quyển 1 do UBND huyện Bình Chánh cấp ngày 11/06/1996. Nay phần đất nêu trên có địa chỉ là: C10/18 ấp 5A, Tổ 246, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Giá trị chuyển nhượng lúc đó 100 cây vàng và bà Minh có xác nhận vàng nhận từ ông Phan Văn Ba.

Sau khi nhận vàng, bà Minh đã bàn giao đất và gia đình ông Phan Văn Ba sử dụng từ đó đến nay. Tuy nhiên, do lúc đó ông Phan Văn Ba đang sống tại Mỹ, để thuận tiện cho việc làm giấy tờ, ông và gia đình đã quyết định chọn cháu ruột Phan Minh Hiền (sinh năm 1967) và em trai tên Phan Thanh Dũng (1960) và ông Lâm Văn Niềm (sinh năm 1966)  đứng ra ký nhận đứng tên giúp phần đất này từ bà Nguyễn Ngọc Minh.

Từ đó đến nay, đất vướng quy hoạch treo chưa thể sang tên được. "Lợi dụng việc này, cháu ruột Phan Minh Hiền muốn bán đất của ông Ba nhờ đứng tên cho người khác nhưng bất thành vì bị gia đình và ông Phan Thanh Dũng không đồng ý" -trong đơn nêu rõ.

Từ năm 2010 đến nay ông Phan Văn Ba về Việt Nam sinh sống và đã yêu cầu cháu ruột Phan Minh Hiền ký trả đất nhiều lần nhưng bất thành. Đến năm 2020, tức là 22 năm kể từ thời điểm nhờ cháu đứng tên mua giùm đất với bà Nguyễn Ngọc Minh, ông Phan Văn Ba vẫn chưa được cháu ruột ký trả đất. Quá bức xúc, ngày 5/5/2020, ông Phan Văn Ba nộp đơn khởi kiện Phan Minh Hiền ra Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh.


Giấy thỏa thuận và cam kết của các bên

Theo ông Ba, trong quá trình Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh thụ lý vụ kiện, ngày 20/4/2021 Tòa đã tổ chức buổi hòa giải. Theo biên bản hòa giải, dưới sự chứng kiến và ghi lời khai của Thẩm phán Vũ Ngọc Chiến và thư ký tòa án ông Quách Minh Tuyền. Ông Phan Minh Hiền khẳng định: “Trước đây tôi có đứng tên hộ bà Thím là bà Nguyễn Thị Tố Trang (bà Trang là vợ sau của ông Ba – pv). Năm 2011 bà Trang yêu cầu tôi viết tờ cam kết ngày 24/10/2011 xác nhận tôi đứng tên hộ bà Trang và tôi đồng ý giao lại phần đất cho bà Trang toàn quyền quyết định. Cũng theo cam kết tôi không còn trách nhiệm, quyền hạn gì đối với phần đất nêu trên…”

Ông Phan Văn Ba và em ruột - bà Phan Thị Sáu 

Chia sẻ với phóng viên, ông Phan Văn Ba cho biết, sau thời gian phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19  “ông Phan Minh Hiền đã chủ động gặp tôi tỏ ra ăn năn hối lỗi và nhận ra việc làm sai trái của mình và đề nghị tôi xem xét tình nghĩa gia đình và yêu cầu tôi rút đơn kiện và Phan Minh Hiền sẽ trả lại đất cho tôi. Và mong tôi lên Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh xin rút đơn khởi kiện, sau đó tôi đã lên tòa rút đơn khởi kiện. Và ngày 1/11/2021, Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên sau đó Phan Minh Hiền lập tức lật lọng không chịu trả tài sản cho tôi như đã hứa”, ông Ba bức xúc nói.

 “Trong quá trình bà Nguyễn Mgọc Minh giao đất cho tôi, tôi có nhờ em gái ruột Phan Thị Sáu  và cháu gái tên Kim Cương và em ruột Phan Thanh Dũng ở trên đất và trông coi đất”, ông Ba cho biết thêm.

Nhằm rộng đường dư luận, sáng ngày 5/11 phóng viên có liên hệ ông Phan Minh Hiền, trả lời phóng viên, ông Hiền cho rằng: “ Tôi nhận đứng tên giùm lo đất trên cho bà Nguyễn Thị Tố Trang (tức vợ sau của ông Ba-pv) chứ không phải ông Phan Văn Ba. Năm 2015 bà Trang đã chết và nếu con của bà Trang có đòi lại lô đất trên thì tôi sẽ trả lại cho con bà Trang”, ông Hiền Khẳng định.

Tuy nhiên, sau đó phóng viên có hỏi ông Hiền là có giấy tờ gì để chứng minh việc bà Trang nhờ ông Hiền đứng tên giùm lô đất trên chứ không phải ông Ba không thì ông Hiền vẫn chưa có phản hồi.

Vào ngày 3/11/2021, ông Phan Văn Ba tiếp tục làm đơn khởi kiện Phan Minh Hiền ra Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, TP.HCM yêu cầu quý tòa xét xử buộc Phan Minh Hiền trả lại đất và hủy bỏ việc đứng tên giùm.

Chia sẻ về vấn đề tranh chấp khu đất trên, luật sư Hoàng Văn Chung đoàn luật sư TP.HCM, theo như ông Phan Văn Ba trình bày thì ông đã rút đơn khởi kiện và Toà án đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đồng thời, theo quyết định đình chỉ thì đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, tuy nhiên tính đến ngày 06/11/2021, thời hạn để kháng cáo vẫn chưa hết và người có nghĩa vụ không thực hiện cam kết như thoả thuận. Do đó, ông Ba có quyền nộp đơn kháng cáo về vụ việc này để yêu cầu toà án xét xử lại.

Nếu đơn Kháng cáo không được chấp thuận hoặc thời hạn kháng cáo đã hết và bị đơn vẫn không có động thái hoàn trả lại cho ông Ba như thoả thuận, thì ông Ba có thể thực hiện các phương án như sau: Ông Ba có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định tại Điều 217.1(c) Bộ Luật tố tụng dân sự để yêu cầu toà án giải quyết. Hoặc tố cáo đến cơ quan công an tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năn 2017)

 Ngoài ra, trong khi thực hiện các biện pháp, phương án nhằm đòi lại tài sản, để đảm bảo tài sản không bị chuyển dịch cho các cá nhân khác ảnh hưởng đến quá trình giải quyết, ông Ba nên có Đơn ngăn chặn gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đối với thửa đất đang tranh chấp.

PHA LÊ/ Báo Dân sinh

Nguồn: 

https://baodansinh.vn/nho-nguoi-than-dung-ten-cu-ong-mon-moi-di-doi-dat-20211106110209.htm

Nói về lý do tranh chấp, ông Phan Minh Hiền, cho rằng: “Tôi nhận đứng tên giùm lô đất trên cho bà Nguyễn Thị Tố Trang chứ không phải ông Phan Văn Ba. Năm 2015 bà Trang đã chết và nếu con của bà Trang có đòi lại lô đất trên thì tôi sẽ trả lại cho con bà Trang”. Tuy nhiên, để chứng minh việc này thì ông Hiền vẫn chưa có phản hồi. Đáng nói là năm 2020, ông Hiền đã tự ý thoả thuận chuyển quyền lô đất này cho ông Huỳnh Công Khanh ở Phú Quốc (Kiên Giang) để trọn quyền sử dụng với số tiền thống nhất hỗ trợ là 5 tỷ đồng.

Theo nhân chứng Tăng Văn Sang (SN 1971, ở Long Thành, Đồng Nai), người trực tiếp tham gia việc mua bán cùng bà Ngọc Minh (chủ đất) xác nhận việc nhận 100 lượng vàng từ ông Ba giao mua đất và khi đi cùng có bà Nguyễn Thị Tố Trang (vợ sau của ông Ba). Vào ngày 3/11/2021, ông Phan Văn Ba tiếp tục làm đơn khởi kiện Phan Minh Hiền ra Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh yêu cầu quý tòa xét xử buộc Phan Minh Hiền trả lại đất và hủy bỏ việc đứng tên giùm.

Theo luật sư phân tích, ông Phan Văn Ba đã rút đơn khởi kiện và Toà án đã ra quyết định đình chỉ vụ án, theo quyết định đình chỉ thì đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Tuy nhiên tính đến ngày 6/11/2021, thời hạn để kháng cáo vẫn chưa hết và người có nghĩa vụ không thực hiện cam kết như thoả thuận. Do đó, ông Ba có quyền nộp đơn kháng cáo về vụ việc này để yêu cầu toà án xét xử lại. Ngoài ra, ông Ba có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định tại Điều 217.1(c) Bộ luật Tố tụng Dân sự để yêu cầu Toà án giải quyết. Hoặc tố cáo đến cơ quan Công an xử lý về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Nguồn: https://cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/kho-so-vi-nho-nguoi-than-dung-ten-mua-dat-i634546/


Tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook sẽ bị xử phạt 20 triệu đồng

Kể từ ngày 15/4/2020, Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử sẽ chính thức có hiệu lực. 



Đáng chú ý khi Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định rất cụ thể về biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Đây là quy định mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm thắt chặt việc quản lý đối với các hành vi vi phạm về thông tin trên không gian mạng.

Theo đó, người thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Đây cũng là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Bên cạnh đó, hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn, các thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc đều sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Với Điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP, những người có hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên sẽ bị xử phạt với số tiền từ 2 - 5 triệu đồng. 
Bên cạnh đó, theo khoản 3 của Điều 102, hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt với số tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Với quy định trên, việc đăng tải thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng xã hội khi không có sự đồng ý của chính chủ sẽ bị phạt nặng, với mức phạt có thể tới 20 triệu đồng.
Đây cũng là mức xử phạt đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác hoặc để quảng cáo, tuyên truyền cho các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm. 
Bên cạnh đó, việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục sẽ bị xử phạt với số tiền từ 30 - 50 triệu đồng. 
Một nội dung đáng chú ý trong nghị định mới so với nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 đó là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.
Cụ thể, điều 101 nghị định mới quy định mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; các thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội hay cung cấp các ấn phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa được phép lưu hành; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

Ông Ngô Mạnh Hân và 27 năm mòn mỏi xin cấp chủ quyền đất ở Thủ Đức

Vào thời điểm vừa mua 17.000 m2 đất vào năm 1992, ông Ngô Mạnh Hân bị thu hồi vì quy hoạch. Thế nhưng đến nay dự án chưa triển khai, qua bao năm ông theo đuổi việc cấp giấy chủ quyền nhưng chỉ nhận được lời hứa hẹn xem xét hồ sơ của các cơ quan chức năng.

Nỗi khổ mua đất dính quy hoạch

Báo Pháp luật VN vừa nhận được Đơn thư của ông Ngô Mạnh Hân trú tại phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM về việc 27 năm qua không được quận Thủ Đức cấp giấy chứng nhận QSDĐ nhưng lại cấp cho nhiều người khác trên đất của ông.

 Năm 1992, ông Ngô Mạnh Hân đã nhận chuyển nhượng của ông Đào Hồng Tài (có xác nhận của UBND phường Hiệp Bình Chánh) khu đất có diện tích 17.000m2 thuộc lô 159, 161,162, tờ bản đồ số 04 (tài liệu cũ) nay Tờ bản đồ số 101 bộ địa chính phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Giá chuyển nhượng năm 1992 là 556 lượng vàng.

Ông Ngô Mạnh Hân đứng tại vị trí khu đất 17.000 m2 thuộc quận Thủ Đức

Sau khi chuyển nhượng, ông Ngô Mạnh Hân đến UBND quận Thủ Đức nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSD khu đất nhưng không được giải quyết. Lý do vì khu đất nằm trong diện quy hoạch theo Quyết định số 190/TTg ngày 29/03/1997 của Thủ tướng chính phủ giao đất cho Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn - sau này là Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội để đầu tư xây dựng khu Nhà ở cán bộ công nhân viên nên ngừng việc cấp Giấy chứng nhận cho khu đất và toàn bộ phần đất quy hoạch trong dự án.

Trong thời gian chờ giải tỏa đền bù, ông Ngô Mạnh Hân phải đối mặt với hàng loạt khó khăn bủa vây. Ông Hân cho biết: “Tôi cho xây hàng rào ranh giới đất thì UBND phường Hiệp Bình Chánh đến ngăn cản không cho xây. Sau đó, tôi xây dựng Nhà kho, chính quyền địa phương cũng không cho phép, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng. Địa phương cho biết sắp tới khu đất sẽ có Quyết định thu hồi để thực hiện Dự án theo Quyết số 190/TTg ngày 29/03/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng đến nay hơn 20 năm chưa triển khai dự án. Đất của tôi không cho tôi giữ nhưng tự phát mọc lên chợ, kho bãi, nhà xưởng làm tôi rất mất công đi dọn dẹp”.

Khổ vì dự án liên doanh với trùm lừa đảo Trần Văn Giao

Ngày 29/3/1997, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 190/TTg giao đất để xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở cán bộ, công nhân viên Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội. Có quyết định giao đất nhưng Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội lại không có chức năng lẫn năng lực đầu tư thực hiện dự án, nên đã sử dụng quyết định giao đất để liên kết, liên danh với các đơn vị khác. Sau khi được giao đất, Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội đã bắt tay với Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Đông Phương do Trần Văn Giao làm giám đốc để thực hiện dự án. Trong khi hai đơn vị đang tiến hành đền bù thì Trần Văn Giao bị bắt vì liên quan đến việc lừa đảo, dự án bị bỏ dở.

Sau lần liên kết thứ nhất bất thành, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn (đơn vị kế thừa Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội) tiếp tục ký hợp đồng liên doanh với Công ty TNHH Đồng Xuân Thủ Đức để thực hiện dự án. Theo hợp đồng liên doanh, Công ty Đồng Xuân  sẽ bàn giao cho Công ty Thuốc lá Sài Gòn 289 căn hộ được thiết kế với diện tích 65m2/căn. Thế nhưng, đến thời điểm này hợp đồng liên danh vẫn chỉ nằm trên giấy.

Dự án bị bỏ hoang dang dở từ đó kéo dài đến nay, hơn 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Ông Ngô Mạnh Hân và các hộ dân có đất trong dự án lâm vào tình trạng đi không được, ở cũng không xong, không được xây cất, hệ thống hạ tầng đường sá không có, phải đi lại trên những đường đất nhỏ, nước ngập lầy lội, gây biết bao khó khăn, khổ sở.

Riêng ông Ngô Mạnh Hân vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu khu đất 17.000 m2 dù khu đất của ông đến nay dự án treo hơn 20 năm và có đầy đủ giấy tờ bản chính từ 2 đời chủ trước từ năm 1971 đến nay.

Không cấp đất cho chính chủ nhưng cấp cho nhiều người khác?

Chờ đợi một thời gian dài, đến năm 2016  thấy dự án không được thực hiện, ông Ngô Mjanh Hân tiếp tục thực hiện các thủ tục xin cấp GCNQSDĐ. Trong quá trình tiến hành các thủ tục pháp lý ông Hân tá hỏa khi phát hiện một phần đất đã bị một số hộ dân lấn chiếm sử dụng lâu dài. Qua tìm hiểu,  ông Hân mới được biết không những họ không phải người thuộc trách nhiệm quản lý dự án mà thậm chí họ còn được UBND huyện Thủ Đức cấp giấy CNQSDĐ(?)


Đất của ông Ngô Mạnh Hân xin giấy chủ quyền 27 năm  chưa được nên khu đất cứ bị nhiều cá nhân và tập thể ngang nhiêm chiếm dụng trái phép.
Ông Ngô Mạnh Hân khẳng định: “ Những cuốn sổ QSDĐ số BL 742869 ngày 31/12/2012; BQ 537478 ngày 7/4/2014; BQ 347333 ngày 13/6/2013; BT 574039 ngày 26/6/2014; BL 320518 ngày 30/5/2012; BL 320517 ngày 23/5/2012; BL 320519 ngày 23/5/2012; BH 196390 ngày 30/12/2011 do UBND quận Thủ Đức đã cấp thuộc lô đất 17.000m2 của tôi. Tôi yêu cầu phải thu hồi và xử lý sai phạm này!”

Quá bức xúc, ngày 16/4/2016 ông Ngô Mạnh Hân đã làm đơn cứu xét đề nghị cấp giấy CNQSDĐ gửi các cơ quan chức năng có liên quan. Đơn được các cơ quan chức năng chuyển đến UBND quận Thủ Đức để thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, UBND quận Thủ Đức gửi văn bản trả lời số 4862/UBND-TNMT ngày 29/11/2016 với nội dung… không có cơ sở để giải quyết.

Lý do bất ngờ của UBND Quận Thủ Đức 27 năm từ chối không cấp giấy chứng nhận QSDĐ


Vì sao UBND Quận Thủ Đức từ chối giải quyết?

Sau khi chuyển nhượng giấy tay khu đất 17.000 m2 từ ông Đào Hồng Tài với giá 556 cây vàng, ông Ngô Mạnh Hân đến UBND quận Thủ Đức nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) khu đất nhưng bị từ chối vì nằm trong diện quy hoạch theo Quyết định số 190/TTg ngày 29/03/1997 của Thủ tướng chính phủ. Trên tinh thần chấp hành quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, ông Hân đã chờ đợi đến 2016 nhưng dự án vẫn chưa được thực hiện và cũng không được bất cứ cơ quan nào có thẩm quyền thông báo về tình hình thực hiện dự án hay mời đến để giải quyết bồi thường đất bị quy hoạch. Thậm chí còn có nhiều nhà được cấp giấy chủ quyền ngay trên đất của ông Ngô Mạnh Hân và tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố, mua bán san nhượng bình thường.

Dãy nhà cao tầng đang xây dựng nhộn nhịp trên đất của ông Ngô Mạnh Hân

Quá bức xúc, ngày 16/4/2016 ông Ngô Mạnh Hân đã làm đơn cứu xét đề nghị cấp giấy CNQSDĐ gửi các cơ quan chức năng có liên quan, sau đó đơn được các cơ quan chức năng chuyển đến UBND quận Thủ Đức để thụ lý giải quyết. Bất ngờ thay, UBND quận Thủ Đức đã có văn bản trả lời số 4862/UBND-TNMT ngày 29/11/2016 với nội dung… không có cơ sở để giải quyết vì từ năm 1992 đến nay chẳng biết ông Ngô Mạnh Hân ở đâu mà chỉ biết sự hiện diện của ông Võ Văn Hy (ông Hy là người chuyển nhượng khu đất cho ông Đào Hồng Tài và ông Hân đã chuyển nhượng lại từ ông Tài vào năm 1992).

Với lý do không biết ông Ngô Mạnh Hân là chủ khu đất nên việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ khác trong diện tích 17.000 m2 là theo kê khai đất dựa trên chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đất lúc đó không có ai quản lý nên cho các hộ đang sử dụng canh tác, trồng trọt được quyền kê khai và lâu dần được hợp thức hóa.

Văn bản trả lời số 4862/UBND-TNMT của UBND Quận Thủ Đức ghi rõ: “Căn cứ nguồn gốc, quá trình sử dụng đất thể hiện trong các hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận, trong đó không xác định việc ông Hân có chuyển nhượng đất và có quá trình sử dụng đối với phần đất nêu trên (17.000m2) nên việc ông Ngô Mạnh Hân đề nghị hủy các giấy chứng nhận là không có cơ sở”.

UBND Quận Thủ Đức xác định khu đất nằm trong dự án Khu nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn theo Quyết định số 190/TTg ngày 29/3/1977 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2242/QĐ-UB ngày 11/5/2005, Quyết định số 4739/QĐ-UBND ngày 22/10/20110 và Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 của UBND Thành phố, do đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Quận Thủ Đức.

Các cơ quan chức năng “đá bóng” qua lại

Từ năm 2016 đến nay, ông Ngô Mạnh Hân liên tục gửi đơn đến các cấp đề nghị giải quyết. Tất cả các nơi ông gửi đơn, từ Thanh tra chính phủ, Thanh tra Sở Tài Nguyên Môi Trường, Thanh Tra Bộ Tài Nguyên Môi Trường, UBND TP.HCM…  đều nhận được đơn và phản hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan ban ngành chỉ có thể chuyển đơn yêu cầu UBND Quận Thủ Đức giải quyết chứ không có phương án hay chỉ đạo cụ thể.
Cứ mỗi lần nhận được đơn chuyển của các cơ quan chức năng khác, UBND Quận Thủ Đức lại mời ông Hân đến làm việc, lắng nghe, ghi nhận rồi lại ra văn bản với nội dung “không có cơ sở để giải quyết”.

Ông Ngô Mạnh Hân bức xúc: “Thực tế từ năm 1992 đến nay vì dính quy hoạch treo không cho tôi làm sổ. Gia đình tôi vẫn có người ở để giữ đất nhưng khi tôi làm hàng rào thì chính quyền không cho. Nhưng lại cấp sổ cho những người chiếm đất của tôi và cho rằng canh tác ổn định lâu dài!”

Vào tháng 8/2018, ông Ngô Mạnh Hân gửi đơn khởi kiện “Quyết định hành chính và hành vi hành chính”của UBND Quận Thủ Đức ra TAND TP.HCM. Tòa đã nhận đơn, bước đầu mời các bên đến làm việc và xem xét các chứng cứ.

Hơn 20 năm quy hoạch treo, 556 cây vàng của ông Ngô Mạnh Hân vẫn chỉ là bãi đất hoang. UBND Quận Thủ Đức cho biết đã bồi thường đất cho ông Võ Văn Hy chứ không phải là ông Đào Hồng Tài hay ông Ngô Mạnh Hân. Mặc dù ông Hy đã bán cho ông Tài toàn bộ 17.000 m2 này vào năm 1900. Năm 1992, ông Tài bán cho ông Hân và cam kết không chuyển nhượng cho ai.

Bất ngờ thay, vào ngày 9/11/2018, ông Trần Văn Dũng – Phó chủ tịch UBND Quận Thủ Đức là người được ủy quyền tham gia tố tụng vụ kiện này lại gửi đơn thông báo đến tòa án các cấp xin vắng mặt. Lý do bận lịch công tác thường xuyên nên xin vắng mặt trong tất cả các buổi làm việc của tòa từ hòa giải, đối thoại, đến xét xử.

Sau khi đọc xong thông báo của ông Trần Văn Dũng là người đang trực tiếp xử lý vụ việc, người đàn ông gần nữa đời người theo đuổi việc xin cấp giấy CNQSDĐ chỉ còn thiếu giọt nước mắt rơi xuống…

Lối mở nào cho 27 năm mòn mỏi xin cấp chủ quyền đất ở Thủ Đức, TP.HCM


Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc giải quyết khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân, đồng thời báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 01/8/2019.


Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu TP HCM xem xét, giải quyết khiếu nại trường hợp của ông Ngô Mạnh Hân, đồng thới báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 01/8/2019.

Lối mở cho người dân!

Theo đó, tại văn bản số 2994/VPCP-V.I, ngày 12/4/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại trường hợp của ông Ngô Mạnh Hân, có địa chỉ 211A, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM, có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh, khiếu nại liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và dự án nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn (nay là Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội), quận Thủ Đức, TPHCM.

Liên quan những vấn đề nêu trên, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo: UBND TP HCM xem xét, giải quyết khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/8/2019.

Trước đó như DĐDN đã thông tin, đơn thư của ông Ngô Mạnh Hân gửi cho các cơ quan báo chí phản ánh về việc: Trong suốt 27 năm qua ông không thể xin cấp giấy chủ quyền hợp pháp với diện tích 17.000 m2 đất tại quận Thủ Đức, TP HCM, mặc dù việc mua bán trên là hoàn toàn hợp pháp, có giấy tờ mua bán, chứng nhận của bên bán, bên mua, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất hợp lệ. Thế nhưng không hiểu lý do gì, UBND Quận Thủ Đức lại từ chối không cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Hân. 27 năm trước ông Hân đã mua toàn bộ khu đất 17.000 m2 với giá 500 cây vàng, nhưng chưa kịp xây nhà, khu đất này đã bị Nhà nước thu hồi.

Giở hàng xấp hồ sơ mua bán có đầy đủ xác nhận của chính quyền, ông Hân cho biết đã khởi kiện UBND quận Thủ Đức ra tòa. Ông cho rằng quận này làm sai vì ông có đủ giấy tờ nhưng xin cấp sổ đỏ không được. Trong khi đó, đất chưa đền bù, chính quyền lại cấp chủ quyền cho các hộ khác.

Nhóm phóng viên VTV đã nhiều lần liên hệ với chính quyền và ngành chức năng ở TP.HCM để xác minh thông tin. Lần thứ nhất, Lãnh đạo UBND quận Thủ Đức cho biết, vụ việc này thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo và Sở này đang cho Thanh tra Sở xử lý.

Lần thứ hai, PV đã liên hệ với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường. Đơn vị này lại khẳng định, việc này không thuộc thẩm quyền của Sở. Trách nhiệm do UBND quận Thủ Đức giải quyết. Quay trở lại UBND quận Thủ Đức, lần này lãnh đạo quận giao cho cấp dưới là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này lại từ chối trả lời phỏng vấn trực tiếp, chỉ cung cấp văn bản và cho biết hiện Tòa án nhân dân TP.HCM đang thụ lý vụ án. Luật sư Lâm, một chuyên gia pháp lý độc lập, cho rằng đây là vụ việc rất phức tạp. 

Theo Đoàn đại biểu Quốc hội và Thanh tra TP.HCM, mỗi năm thành phố này có khoảng 3.000 đơn thư khiếu nại, thì có tới 75% liên quan đến nhà đất.

Đến năm 1997, tại Quyết định số 190/TTG, ngày 29/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi 44.648m2 tại xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức), giao Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Phương và Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, sử dụng diện tích nêu trên để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân viên nhà máy. Tuy nhiên điều lạ thay là dự án này vẫn dậm chân tại chỗ, không triển khai được một hạng mục nào, công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa đâu vào đâu đang là vấn đề hết sức nhức nhối.

Chưa dừng lại ở đó, trước những vấn đề tồn tại, thiếu minh bạch trong việc triển khai dự án cũng như công tác đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng chưa được giải quyết triệt để thì lại xuất hiện một hiện tượng lạ là “những người lấn chiếm đất của của ông  Ngô Mạnh Hân lại được hợp thức hóa và cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên chính diện tích đất của ông" đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

Điều đáng nói là mặc dù quyết định thu hồi đất của Thủ tướng đã trôi qua 22 năm, thế nhưng dự án nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn (nay là Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội), quận Thủ Đức, TP HCM đến nay vẫn chưa thể hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB). Dự án treo vẫn hoàn treo, đã khiến những người dân nằm trong vùng dự án cũng bị “treo quyền lợi”, gây bức xúc trong dư luận suốt thời gian qua.

Ngày 16/9/2016, UBND TP HCM ban hành Quyết định 4844/QĐ-UBND về gia hạn thời gian thực hiện dự án với thời hạn 24 tháng. Thế nhưng đến nay, thời gian gia hạn đã quá 07 tháng nhưng dự án này đến nay vẫn không có bất cứ động thái nào trong việc triển khai dự án.

Chủ đầu tư “tước quyền” cơ quan chức năng?

Quay trở lại diễn biến của vụ việc, trong suốt 27 năm kể từ khi sở hữu tài sản và 22 năm chờ đợi đền bù GPMB, ông Hân không thể làm bất cứ một động tác nào để quản lý diện tích đất của mình, kể cả việc làm hàng rào để quản lý đất, tránh hiện tượng đổ rác bừa bãi (cứ dựng hàng rào thì ngay lập tức bị chính quyền ngăn cản, phá dỡ…) mà chỉ biết chờ đợi chính sách đền bù giải phóng mặt bằng của nhà nước cũng như của chủ đầu tư.

Và mới đây nhất, khi phát hiện diện tích đất của mình bị lấn chiếm và hiện tượng người dân đổ rác tràn lan trên diện tích đất của mình, ông Hân đã làm đơn đề nghị xin được rào chắn để tránh những hiện tượng nêu trên thì ngay lập tức nhận được phản ứng của chính quyền cấp phường cũng như đại diện chủ đầu tư. Cụ thể, ngày 22/3/2019, tại biên bản làm việc của UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức nêu: Qua thông tin phản ánh của đại diện của Công ty thuốc lá Sài Gòn về việc có người rào chắn diện tích đất dự án của công ty, UBND phường Hiệp Bình Chánh đã lập biên bản yêu cầu ông Hân không được rào chắn mà chờ quyết định của Tòa án.
Dự án bị treo suốt 22 năm qua, công tác đền bù của chủ đầu tư cho người dân vẫn chưa hoàn thành, thời gian gia hạn của UBND TP HCM cho chủ đầu tư là 24 tháng đã quá hạn 07 tháng. Thế nhưng Công ty thuốc lá Sài Gòn vẫn hiên ngang nhận mình làm chủ đầu tư, thậm chí đơn vị này còn tước luôn cả quyền của các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (Hình đại diện công ty thuốc lá Sài Gòn tại UBND Phường Hiệp Bình Chánh).

Ngày 26/3/2019, Trung tâm đo đạc bản đồ - Sở tài nguyên và Môi trường TP HCM có giấy mời ông Ngô Mạnh Hân, Công ty thuốc lá Sài gòn và các đơn vị liên quan có mặt vào ngày 4/4/2019 để chứng kiến việc việc đo đạc, xác định ranh giới đất, vị trí thửa đất theo yêu cầu của UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Tuy nhiên, ngày 4/4/2019, sau khi các bên có mặt đầy đủ và chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ đo đạc thì Công ty thuốc lá Sài Gòn đã ngang nhiên cản trở không cho các bên thực hiện nhiệm vụ đo đạc đang là vấn đề hết sức khó hiểu.

Biên bản Công ty thuốc lá Sài Gòn cản trở cơ quan chức năng đo đạc ranh giới đất vì cho rằng vị trí đất thuộc ranh của công ty.


Điều đáng nói là dự án này đã bị treo suốt 22 năm qua, công tác đền bù của chủ đầu tư cho người dân vẫn chưa hoàn thành, thời gian gia hạn của UBND TP HCM cho chủ đầu tư là 24 tháng đã quá hạn 07 tháng. Thế nhưng Công ty thuốc lá Sài Gòn vẫn hiên ngang nhận mình làm chủ đầu tư, thậm chí đơn vị này còn tước luôn cả quyền của các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cụ thể: “Cản trở công tác đo đạc để xác định ranh giới đất của Trung tâm đo đạc bản đồ - Sở tài nguyên và Môi trường TP HCM, một cơ quan chức năng của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn”, nhưng cũng bị chủ đầu tư dự án “treo” tước luôn cả quyền thực hiện nhiệm vụ là hết sức “lộng quyền”.

23 năm chưa xong dự án khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên


Liên tục đổi chủ
Ngày 11.2.1997, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng xin giao khu đất tại thửa 159 - 162, ấp Bình Triệu, xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) cho Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Phương (Công ty Đông Phương) để xây dựng khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội. Đến ngày 29.3.1997, Thủ tướng chấp thuận giao khu đất trên cho Công ty Đông Phương và Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội với tổng diện tích 44.684 m2 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho cán bộ - công nhân viên.
Sau khi được giao đất, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội cùng với Công ty Đông Phương do ông Trần Văn Giao làm giám đốc thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong khi hai đơn vị đang tiến hành bồi thường thì ông Trần Văn Giao bị bắt vì liên quan đến việc lừa đảo, dự án cũng chậm lại.
Năm 2005, dự án đã chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Thuốc lá Sài Gòn (Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội sáp nhập vào Nhà máy thuốc lá Sài Gòn). Đến tháng 11.2015, Công ty Thuốc lá Sài Gòn lại có công văn gửi TP đề nghị thay đổi quy hoạch và dự án sẽ xây dựng nhà ở chung cư - thương mại dịch vụ - văn phòng cao tầng. Tiếp đến, năm 2016, TP gia hạn thêm 24 tháng để chủ đầu tư thực hiện dự án.
Đến nay, Công ty Thuốc lá Sài Gòn đã sang nhượng dự án lại cho Công ty TNHH Đồng Xuân Thủ Đức. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa được triển khai và có nguy cơ “sang tay” cho một doanh nghiệp khác.
Dự án tiếp tục “dính” thanh tra
Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến dự án kéo dài không thể thực hiện được một phần do liên tục đổi chủ. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn là đến nay dự án vẫn chưa đền bù xong và liên tục bị dính khiếu kiện từ các hộ dân có đất trong dự án.

“Đáo tụng đình”… do nhập nhèm pháp lý?
https://enternews.vn/27-nam-moi-mon-cho-cap-so-do-tai-tp-hcm-ky-iii-dao-tung-dinh-do-nhap-nhem-phap-ly-170180.html 

sau những bức xúc của ông Hân về sự việc nêu trên, ngày 12/4/2019, tại văn bản số 2994/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc giải quyết khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân, đồng thời báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 01/8/2019. Thế nhưng sự việc này vẫn chìm vào quên lãng cho đến nay chưa được giải quyết.
Trước đó, ngày 11/2/1997, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng xin giao khu đất tại thửa 159 - 162, ấp Bình Triệu, xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) cho Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Phương, để xây dựng khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội. Đến ngày 29/3/1997, Thủ tướng chấp thuận giao khu đất trên cho Công ty Đông Phương và Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội với tổng diện tích 44.684 m2 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho cán bộ - công nhân viên.
Sau khi được giao đất, Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội cùng với Công ty Đông Phương thực hiện dự án. Tuy nhiên, liên quan tới vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Đông Phương, ngày 17/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định: Giám đốc Công ty Đông Phương, Trần Văn Giao và một số cá nhân đã lợi dụng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên ở TP HCM để lừa đảo chiếm đoạt trên 27 tỷ đồng của hơn 800 khách hàng. Đồng thời, Trần Văn Giao (thông qua pháp nhân của Công ty Đông Phương và Công ty Hải Đăng) còn nợ khách hàng mua đất trên 70 tỷ đồng. Thời điểm này cũng là lúc hai đơn vị đang tiến hành bồi thường nên khiến cho dự án bị chậm lại và chưa thể triển khai.
Năm 2005, dự án nêu trên đã được chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Thuốc lá Sài Gòn (Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội sáp nhập vào Nhà máy thuốc lá Sài Gòn). Đến tháng 11/2015, Công ty Thuốc lá Sài Gòn lại có công văn gửi TP đề nghị thay đổi quy hoạch và dự án sẽ xây dựng nhà ở chung cư - thương mại dịch vụ - văn phòng cao tầng. Trước những diễn biến trên, năm 2016, UBND TP.HCM tiếp tục gia hạn thêm 24 tháng để chủ đầu tư thực hiện dự án. Thế nhưng, thời gian gia hạn tới nay cũng đã quá 2 năm nhưng dự án này không triển khai và không bị thu hồi, đang là vấn đề khiến dư luận bức xúc và hết sức quan tâm
… do nhập nhèm pháp lý?
Trao đổi với phóng viên DĐDN, ông Ngô Mạnh Hân cho hay: Dự án này có dấu hiệu nhập nhèm pháp lý vì tính đến thời điểm này, dự án đã “treo” hơn 23 năm nhưng vẫn không triển khai; chưa đền bù đất cho người dân, và diện tích 17.000 m2 đất của ông vẫn chưa có hướng giải quyết.
Năm 1990, ông Võ Văn Hy đã bán 17.000m2 đất tại lô 159, 161, 162, cho ông Đào Hồng Tài với giá 22,5 cây vàng. Và năm 1992, ông Tài lại tiếp tục bán cho ông Ngô Mạnh Hân với giá 556 cây vàng. Thế nhưng, năm 1996 - 1997, ông Hy vẫn nhận 30 triệu đồng tiền hỗ trợ bồi thường của nhà nước trong khi không còn quyền lợi gì tại khu đất. Chưa dừng lại ở đó, mới đây, ông Đức (con ông Hy), lại tiếp tục có đơn và phản ánh với báo chí vì cho rằng gia đình ông bị ảnh hưởng và thiệt thòi.
Cũng theo ông Hân, dự án kéo dài và không thể triển khai thực hiện một phần do liên tục thay đổi chủ đầu tư, một phần do một số người đã được đền bù từ thời điểm đó, thậm chí không còn quyền lợi gì, nhưng nay thấy giá trị đất lên cao đã nảy lòng tham mang đơn đi kiện cáo, khiến sự việc càng thêm rắc rối. 
Theo ông Hân, đáng chú ý là sau khi một số hộ dân khiếu kiện về vấn đề này, ngày 10/3/2020, ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã có kết luận chỉ đạo hai vấn đề liên quan sau cuộc họp về dự án này với sự tham gia của các sở, ban ngành TP.
Theo đó, về khiếu nại của các hộ dân, ông Hoan giao Công ty Thuốc lá Sài Gòn có trách nhiệm thỏa thuận với các hộ dân để chấm dứt khiếu nại. Đồng thời, làm việc với các hộ dân để thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ hoặc hoán đổi đất theo như cam kết của công ty; thời gian thực hiện là 30 ngày. Trong khi đơn của ông đã gửi cho UBND TP.HCM và đã được Thủ tướng chỉ đạo, yêu cầu UBND TP.HCM giải quyết cho ông cách đây 01 năm nhưng tới nay vẫn dậm chân tại chỗ là hết sức khó hiểu. 
"Hiện tôi đã gửi đơn khởi kiện UBND quận Thủ Đức ra tòa và vụ việc đang được Tòa án Nhân dân TP.HCM thụ lý. Tuy nhiên, sau nhiều lần Tòa án gửi giấy mời cho đại diện ủy quyền của UBND quận Thủ Đức, nhưng đơn vị này vẫn đang tìm cách vắng mặt là coi thường pháp luật" – ông Hân nói.
Ngày 11/2/1997, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng xin giao khu đất tại thửa 159 - 162, ấp Bình Triệu, xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức (nay là phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) cho Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Đông Phương, để xây dựng khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội. 
Ngày 29/3/1997, Thủ tướng chấp thuận giao khu đất trên cho Công ty Đông Phương và Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội với tổng diện tích 44.684 m2 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho cán bộ - công nhân viên. 
Năm 2005, dự án nêu trên đã được chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Thuốc lá Sài Gòn (Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội sáp nhập vào Nhà máy thuốc lá Sài Gòn). 
Tháng 11/2015, Công ty Thuốc lá Sài Gòn lại có công văn gửi TP đề nghị thay đổi quy hoạch và dự án sẽ xây dựng nhà ở chung cư - thương mại dịch vụ - văn phòng cao tầng. 

Năm 2016, UBND TP.HCM tiếp tục gia hạn thêm 24 tháng để chủ đầu tư thực hiện dự án. 

Xử lý tranh chấp, khiếu nại dự án nhà ở Thuốc lá Sài Gòn

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan vừa có kết luận chỉ đạo sau cuộc họp liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, pháp lý dự án nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn, tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.


Thứ nhất, về khiếu nại của các hộ dân, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan giao Công ty Thuốc lá Sài Gòn có trách nhiệm thỏa thuận với các hộ dân để chấm dứt khiếu nại; tiếp xúc, làm việc với ông Võ Văn Đức và bà Danh Thị Hiền thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ hoặc hoán đổi đất như vam kết của công ty. Thời gian thực hiện 30 ngày. 
Về trường hợp khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân, hiện TAND TP đang thụ lý vụ án hành chính theo đơn khởi kiện của ông Hân, vì vậy chờ kết quả giải quyết của tòa án. 
Thứ hai, TP giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành làm việc với Công ty Thuốc lá Sài Gòn về chủ đầu tư dự án. Trường hợp công ty này tiếp tục làm chủ đầu tư, cần xác định trách nhiệm, quyền lợi của công ty trong việc thực hiện dự án và phương án tiếp tục thực hiện. 
Trường hợp có vướng mắc về trình tự thủ tục, các chỉ tiêu quy hoạch… các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn công ty thực hiện, báo cáo đề xuất trình TP xem xét, giải quyết theo đúng quy định. Thời gian thực hiện 60 ngày.
Liên quan đến dự án nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn, trước đó ngày 18-3-2019, Báo ĐTTC đã có bài viết “Nhập nhằng quy hoạch làm khó người dân”, phản ánh sau 20 năm có quyết định giao đất, dự án nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, đến nay vẫn chưa hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB). Tình trạng này đã khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng suốt thời gian dài, trong đó có trường hợp của ông Ngô Mạnh Hân.
Cụ thể, ông Ngô Mạnh Hân, người sở hữu 17.000m2 đất nằm trong dự án, cho biết năm 1992 ông nhận chuyển nhượng của ông Đào Hồng Tài (có xác nhận của UBND phường Hiệp Bình Chánh) khu đất có diện tích 17.000m2. Sau đó ông Hân đến UBND huyện Thủ Đức nộp hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ khu đất.
UBND huyện Thủ Đức lúc này không giải quyết, với lý do khu đất nằm trong diện quy hoạch theo Quyết định 190/TTg ngày 29-3-1997 của Thủ tướng Chính phủ, ngừng việc hợp thức hóa và cấp GCNQSDĐ cho khu đất. Ông Hân giữ giấy tay mua bán từ ông Đào Hồng Tài và chờ được đền bù.
Đến nay ông Hân cho biết, dự án vẫn chưa triển khai, trong khi phần đất do ông sở hữu không được chính quyền bồi thường, không cấp GCNQSDĐ và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng. Trong khi đó, phần đất của ông Hân theo thời gian “teo tóp” dần do bị “người lạ” lấn chiếm, một phần đất bị chính quyền địa phương bồi thường sai đối tượng.
Ngày 29-11-2016, UBND quận Thủ Đức có Văn bản 4862/UBND-TNMT, trả lời khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân, với nội dung hồ sơ giấy tờ của ông Hân không có cơ sở để giải quyết, vì từ trước đến nay chỉ biết ông Võ Văn Hy và Đào Hồng Tài. Về việc GCNSDĐ đã cấp cho các hộ ông Hân cho rằng nằm trong khu đất 17.000m2 ông đã mua, UBND quận Thủ Đức cho rằng các hộ dân này đã thực hiện kê khai đất theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê sử dụng ruộng đất lâu dài...
Quá bức xúc với kết quả xử lý nêu trên, ông Ngô Mạnh Hân vẫn liên tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng, từ Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Sở TN-MT, Thanh tra Bộ TN-MT, UBND TPHCM, UBND quận Thủ Đức…
Về khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân, ngày 12-4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tới UBND TPHCM. Theo dó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo UBND TPHCM xem xét, giải quyết khiếu nại của ông Ngô Mạnh Hân theo đúng quy định pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1-8. Văn bản này cũng được gửi đến Bộ TN-MT, Thanh tra Chính phủ.
Ông Ngô Mạnh Hân cho biết, sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, đến nay  vẫn chưa có câu trả lời và hướng giải quyết từ cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, ông đã khởi kiện UBND quận Thủ Đức ra tòa và vụ việc đang được Tòa án Nhân dân TPHCM thụ lý. Nhưng sau nhiều lần Tòa án gửi giấy mời cho đại diện ủy quyền của UBND quận Thủ Đức, nhưng đơn vị này vẫn đang tìm cách vắng mặt.



Xem thêm các bài viết :

27 năm mòn mỏi xin cấp chủ quyền đất ở Thủ Đức, TP.HCM

https://vtv.vn/kinh-te/27-nam-mon-moi-xin-cap-chu-quyen-dat-o-thu-duc-tphcm-20190417162357048.htm

Khốn khổ vì dự án "treo"


TPHCM: 27 năm mệt mỏi xin cấp giấy chủ quyền đất ở Thủ Đức


https://tvphapluat.vn/video/tphcm-27-nam-met-moi-xin-cap-giay-chu-quyen-dat-o-thu-duc-17269/

TP.HCM: 27 năm mệt mỏi xin cấp giấy chủ quyền đất ở Thủ Đức


TP Hồ Chí Minh: Mua đất gần 30 năm vẫn chưa được cấp giấy CNQSDĐ




Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết khiếu nại vụ việc được ĐTTC phản ánh


Nhập nhằng quy hoạch làm khó người dân

TP HCM: Mua đất 27 năm vẫn chưa được cấp sỏ đỏ!


27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ": Thủ tướng chỉ đạo giải quyết khiếu nại cho công dân!


TP.HCM: Khổ sở đợi cấp sổ đỏ dù đã mua đất gần 30 năm




27 năm mỏi mòn chờ cấp 'sổ đỏ' tại TP HCM (Kỳ III): 'Đáo tụng đình'… do nhập nhèm pháp lý?


Lý do bất ngờ của UBND Quận Thủ Đức 27 năm từ chối không cấp giấy chứng nhận QSDĐ



Dự án nhà ở “treo” 20 năm vì khiếu kiện kéo dài


30 âu sầu chờ cấp sổ đỏ




Những sự việc “ồn ào” nhất năm 2019 của thị trường bất động sản

Sự bất tín của một số chủ đầu tư, doanh nghiệp đã góp thêm gam màu tối cho bức tranh thị trường bất động sản năm nay. Trong đó, rúng động nhất là vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng nghìn khách hàng của Công ty CP địa ốc Alibaba.


Theo ghi nhận của Batdongsan.com.vn, nếu những năm trước, thị trường “sóng gió” với các dự án chậm tiến độ, dự án “đắp chiếu” khiến khách hàng phải đi đòi nhà khắp nơi thì năm nay, việc thực hiện cam kết lợi nhuận, hoàn thiện dự án, bàn giao sổ đỏ là những sự kiện ồn ào nhất thị trường.

Chủ đầu tư thuê lại căn hộ của khách rồi “hốt” luôn

Một số đối tượng thuộc Công ty Nam Thị, chủ đầu tư dự án chung cư La Bonita tại phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã thuê lại các căn hộ của khách hàng không có nhu cầu sử dụng rồi bán cho người khác. 
Sáng 18/2/2020, người dân tụ tập trước chung cư La bonita để phản đối việc bị cty Nam Thị chiếm đoạt, lừa đảo
Vào ngày 21/11/2018, Văn phòng chính phủ ra văn bản số 1363/VPCP-NC gửi Bộ công an yêu cầu khẩn trương kiểm tra xác minh thông tin về việc chủ đầu tư tòa nhà chung cư La Bonita có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản “một căn hộ bán cho nhiều người”, nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính Phủ trước ngày 15/12/2018. Thế nhưng mãi đến tháng 4/2019, những người nộp đơn tố cáo mới biết được vụ án đã khởi tố từ ngày 18/2/2019 thông qua thư trả lời của Viện Kiểm Sát TP.HCM (?) Và hiện nay chưa có ai nhận được đơn thư trả lời từ phía PC03 – Công An TP.HCM là đơn vị đang điều tra vụ án này. 
Sáng ngày 18/2/2020 nhân kỷ niệm đúng 1 năm khởi tố vụ án, khách hàng tiếp tục cùng nhau đứng đối diện UBND TP.HCM để yêu cầu khởi tố các bị can là Vũ Bảo Trinh, Tô Văn Chí Tâm và Hoàng Thái Anh
Sáng ngày 18/2/2020, nhiều người dân là khách hàng công ty BĐS Nam Thị (TP.HCM) đã tu tập trước chung cư La Bonita (số 6-8 đường Nguyễn Gia Trí, P.25, Quận Bình Thạnh) để phản đối về việc vụ án đã khởi tố đúng 1 năm nhưng chưa khởi tố bị can. 
Từ 9g sáng, trước cửa chung cư La Bonita đã xuất hiện nhiều người mặc áo đỏ, tay cầm bandrol và đơn thưa với các nội dung bức xúc về việc vì sao chưa khởi tố bị can vụ án. Những khách hàng này khẳng định các bị can gồm có ông Hoàng Thái Anh và Tô Văn Chí Tâm – giám đốc và là người đại diện công ty Nam Thị ký kết các hợp đồng bán 1 căn hộ cho nhiều người – và chủ mưu bà Vũ Bảo Trinh – một Việt kiều Mỹ khá tai tiếng với nhiều vụ lùm xùm về bất động sản trong nhiều năm qua. 
Ông Trần Trọng Trí - một trường hợp đau lòng vì mua căn hộ La bonita (với mã căn hộ  B3 _08) mà gia đình tán, vợ đơn phương ly dị. Năm 2014, ông Trí bị bà Vũ Bảo Trinh lừa dối mua căn hộ trong dự án La bonita, rồi dụ dỗ lấy nhà đang ở để vay ngân hàng. Toàn bộ tiền vay và tiền cá nhân của ông Trí đổ vào cho Công ty Nam Thị và Vũ Bảo Trinh để đổi lại Hợp đồng mua bán ma. Nhà không có vì bị giang hồ chiếm giữ, nhà đang ở bị ngân hàng xiết nợ. Vợ bất mãn đơn phương ly dị. Sau thời gian dài níu kéo bất thành, đúng ngày 14/2/2020 vừa qua, tòa án đã ra quyết định Ly hôn vào ngày Lễ Tình yêu. Khi nhận được quyết định này, ông Trí suýt trụy tim, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. 
Ông Trần Văn Ngư ký hợp đồng mua bán căn hộ B2-07 (mã mới A2-09) với công ty Nam Thị vào ngày 24/9/2014, đã trả hết 100% chi phí, đến nay vẫn chưa được bàn giao nhà. Hiện nay nhà của ông Ngư cũng bị chồng lấn với ông Đào Quang Tùng và bà Nguyễn Thị Thanh Hương có hợp đồng ký ngày 28/11/2017. Gia đình ông Trần Văn Ngư cũng tan nát vì dính vào chung cư La Bonita và bị bà Vũ Bảo Trinh dụ dỗ kí hợp đồng, lấy tiền, hứa hẹn nhiều lần nhưng không trả tiền hay giao nhà. 

Tuy nhiên, một khách hàng mua 2 căn hộ La Bonita (mã cũ B1-05 và A2-14)  từ năm 2014, khẳng định: “Chúng tôi không quan tâm số tiền bà Tuyết Nhung đã đưa bà Vũ Bảo Trinh là bao nhiêu vì đó là chuyện cá nhân của hai người phụ nữ nổi tiếng lừa đảo, không có lời nào đáng tin tưởng. Chúng tôi yêu cầu vụ án Công ty Nam Thị phải được điều tra đúng quy trình tố tụng, đúng Luật tố cáo khiếu nại! Ai bao che, ai kéo dài vụ án vì bất cứ lý do gì, cần phải xem là đồng phạm. Bởi vì việc kéo dài chẳng qua tạo điều kiện cho các giao dịch bất hợp pháp trong tòa nhà tiếp tục diễn ra, tạo thêm gánh nặng cho CQĐT và việc khắc phục hậu quả thêm nặng nề!”.
Công ty Bách Đạt An “quên trả” 1.000 sổ đỏ
Cuối tháng 3/2019, hàng nghìn khách hàng đã mua đất tại 3 dự án gồm Bách Đạt 1, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside đến quây trụ sở của chủ đầu tư để đòi sổ đỏ khi đã đóng đến 95% giá trị hợp đồng. Những dự án này do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Công ty Hoàng Nhất Nam phân phối.
Tuy nhiên, khi bị người dân phản ứng, Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí xảy ra tranh chấp, khiếu kiện tại toà gây thêm bất an, lo lắng cho khách hàng. 
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sau đó đã giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện các dự án của Công ty Bách Đạt An. Kết quả cho thấy hàng loạt vi phạm như chủ đầu tư đã huy động vốn khi tỉnh chưa giao đất, dự án chưa có pháp lý đầy đủ, hạ tầng chưa hoàn thiện…
Ngày 28/11 vừa qua, TAND TP. Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng đặt cọc môi giới đất nền giữa Công ty (Cty) CP Bách Đạt An và Cty CP Hoàng Nhất Nam. Tại đây, tòa bác đơn của Bách Đạt An, yêu cầu công ty này phải tiếp tục hợp đồng đã ký với Hoàng Nhất Nam để ra sổ đỏ cho khách hàng.
Ông trùm nhà giá rẻ - đại gia điếu cày bị khởi tố điều tra
Ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh được biết đến với hàng loạt dự án chung cư thương mại giá rẻ tại Hà Nội như: Khu đô thị Xa La, Kim Văn - Kim Lũ, Đại Thanh, tổ hợp HH Linh Đàm…
Để kéo giảm giá thành sản phẩm, các dự án của "đại gia điếu cày" thường có mật độ xây dựng cao, sản phẩm phân phối trực tiếp qua sàn của chủ đầu tư, không quảng cáo và không sử dụng vốn vay… Giá các căn hộ chỉ dao động từ 600 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho hàng nghìn người dân. Tuy nhiên phương thức kinh doanh này khiến ông Thản chịu nhiều chỉ trích, thậm chí vướng vào vòng lao lý.
Ngày 10/7/2019 Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố ông Lê Thanh Thản về tội “lừa dối khách hàng” theo Điều 198 Bộ luật hình sự 2015.
Cụ thể, ông Thản bị Công an Hà Nội cáo buộc liên quan đến sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6), phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Dự án này theo quy hoạch có quy mô 970 căn hộ nhưng trên thực tế, chủ đầu tư đã xây thêm một toà CT6C, nâng tổng số căn lên 1.590 căn.
Alibaba của hai tên “cướp”
Hơn 2.600 nhân viên, lập 43 dự án ảo, 6.700 khách hàng “lọt hố”, số tiền Alibaba chiếm đoạt hơn 2.500 tỷ đồng… là những con số khiến dư luận bàng hoàng khi cơ quan công an phanh phui hoạt động phi pháp của Công ty CP địa ốc Alibaba.
Thời hoàng kim của Alibaba
Cầm đầu “băng cướp” là Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi, Chủ tịch HĐQT) cùng với em trai Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi, Tổng giám đốc) đã gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600ha tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu… Những khu đất này đều mang danh nghĩa cá nhân, được vẽ thành các “dự án” không có thật, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng được quảng cáo là đất nền dự án (đất ở) rồi lừa bán cho hàng nghìn khách hàng.
Sau khi Luyện cùng đồng bọn bị bắt, tâm lý nhà đầu tư đất nền vùng ven TP.HCM bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người không dám xuống tiền với đất nền giá rẻ. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản rúng động này cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong cơ chế quản lý đất đai, dự án tại một số địa phương.
Cocobay hay là “con cò bay”
Nhiều nhà đầu tư chua chát ví von rằng Cocobay đã biến thành “con cò bay” cùng với lợi nhuận trong mơ mà chủ đầu tư cam kết. Thông báo không thể chi trả lợi nhuận 12%/năm cho nhà đầu tư của Empire Group cũng đánh dấu sự đổ vỡ của mô hình cam kết lợi nhuận từng bùng nổ cách đây 2-3 năm. Từ sự đổ vỡ này, thị trường condotel sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn phía trước, khi mà chiêu bài lợi nhuận bộc lộ tính bất khả thi. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề khác của condotel vẫn chưa gỡ được nút thắt như pháp lý, vận hành – quản lý… 
Một số chuyên gia cho rằng, Cocobay sẽ không phải là trường hợp duy nhất, và các nhà phát triển condotel cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, vận hành dự án thay vì chỉ vin vào mức lợi nhuận trên mây như trước đây.
Thiên thần Angel Lina gãy cánh
Angel Lina là công ty mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực Bất động sản 3 năm gần đây. Vì vậy công ty chưa có tên tuổi gì nhưng khi khách hàng tập trung đòi tiền và khi bà chủ Phạm Thị tuyết Nhung (tên thường gọi Lina) bị bắt thì mới ngã ngữa vì số tiền và khách hàng đã bị chiếm đoạt. 
Giám đốc cty Angel Lina - bà Phạm Thị Tuyết Nhung  bị bắt

Với mong muốn trở thành nhà quy hoạch bất động sản có khả năng chuyển hóa đất công, đất công viên thành đất nhà ở, công ty Angel Lina đã rao bán 9 mảnh đất lớn ở TP.HCM với giá bèo. Thu tiền đến 95%, đến hẹn không giao đất, không triển khai được vụ án, khách đến đòi tiền quá thì lẩn trốn. 
Ngày 2/11/2019, Cơ quan điều tra Công an TP.HCM đã bắt giam Phạm Thị tuyết Nhung.
Bà chủ thật sự của cty Hoàng Kim Land là ai?
ngày 21/11, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Hạnh để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tính đến nay đã có 46 người nộp đơn tố cáo bà Hạnh và bà Hiền lừa đảo chiếm đoạt hơn 81 tỷ đồng; bằng việc ra dự án đất nền không có thật trên địa bàn TP.HCM, như: dự án khu dân cư đường số 7 (KCN Vĩnh Lộc B, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân); khu đất đường Hương Lộ 11, xã Tân Quý Tây, H.Bình Chánh; khu đất đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh.
Cơ quan CSĐT đã xác định, tại các khu đất nói trên, bà Trần Thị Mỹ Hiền đứng ra thỏa thuận mua đất với các hộ dân. Người dân sau khi nhận tiền cọc, ký giấy ủy quyền cho bà Hiền đi giao dịch ngân hàng, lo giấy tờ pháp lý, xin phát triển dự án… cho thửa đất đang cam kết mua. Tuy nhiên, thực tế ngay sau khi có được giấy ủy quyền của chủ đất, bà Hiền không thực hiện như cam kết mà đứng trên danh nghĩa pháp lý Công ty Hoàng Kim Land cùng với bà Hạnh vẽ dự án đất nền, rao bán và nhận tiền cọc của người dân dưới hình thức “góp vốn đầu tư” để chiếm đoạt.
Những khu đất mà Công ty Hoàng Kim Land vẽ “dự án ma” chưa phải thuộc chủ quyền của công ty này và thực tế vẫn là đất nông nghiệp, đất quy hoạch làm công viên, giao thông… Khi sự việc bại lộ, chủ đất đi đòi tiền còn bị Công ty Hoàng Kim Land cho người hành hung...
Tại “dự án ma” ở cuối hẻm 131/6/1 Tây Lân, P.Tân Tạo (Q.Bình Tân), nhiều khách hàng cũng tố cáo Công ty Hoàng Kim Land và Công ty Angel Lina (do bà Phạm Thị Tuyết Nhung, 34 tuổi, ngụ Q.4 làm giám đốc; cũng đã bị bắt để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Theo các khách hàng mua đất nền tại “dự án” này, đa số họ đã đóng từ 50 - 90% giá trị lô đất. Tuy nhiên, đóng tiền xong mới phát hiện “dự án không có”. Khi khách hàng đi đòi lại tiền thì lãnh đạo 2 công ty này liên tục lẩn tránh, thậm chí khách đến công ty đòi tiền còn bị nhiều đối tượng xăm trổ “đón tiếp” và đe dọa.
Một điểm rất đáng chú ý, bà Trần Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land đã bị bắt, nhưng thực tế chỉ là người đại diện, là người đi làm thuê cho Công ty Hoàng Kim Land. Chủ thật sự của Công ty Hoàng Kim Land là bà Trần Thị Mỹ Hiền, nhưng đến nay bà này vẫn chưa bị xử lý mà mới chỉ bị đưa đi giám định tâm thần. 
https://batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/nhung-su-viec-on-ao-nhat-nam-2019-cua-thi-truong-bat-dong-san-ar102817 
http://m.cand.com.vn/dieu-tra-theo-don-ban-doc/Tiep-tuc-yeu-cau-xu-ly-vu-lua-dao-tai-Chung-cu-La-Bonita-582196/

Tổng hợp

MỚI