Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành phố thông minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành phố thông minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Các chuyến bay quốc tế đến Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh tăng trưởng du lịch nhất VN

TP HCM hiện đang là điểm đến du lịch thu hút nhiều khách nhất Việt Nam, góp phần khoảng 25% tổng GDP du lịch quốc gia năm 2018. Tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch TP HCM vào tổng sản phẩm nội địa trong năm 2018 là 6,9% cao hơn mức trung bình quốc gia là 5,9%.

Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế tại TP HCM cao hơn mức tăng trưởng của Việt Nam. Thành phố là cửa ngõ lớn nhất của cả nước, chào đón khoảng  51% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. 

Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không quốc tế khai thác đường bay từ Việt Nam đi quốc tế. Các hãng hàng không thường khai thác chất lượng như: Quatar Airways, Singapore Airlines, Cathay Pacific, EVA Airways, All Nippon Airways, Delta Airlines, Emirates, Etihad Airways, American Airlines, United Airlines, China Southern Airlines, Korean Air, Japan Airlines, China Airlines, HongKong Airlines, Malaysia Airlines, Tiger air, Air asia,...

Xuất phát từ SGN (Hồ Chí Minh) đến các nước trên thế giới

I. Các hãng hàng không nội địa: Hiện nay có cả 4 hãng hàng không nội địa là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar và Bamboo đều có đường bay đi quốc tế.

a) Vietnam Airlines là hãng hàng không nội địa có mặt trên hầu hết trên khắp các đường bay quốc tế đến các nước Đông Nam Á, Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ, Châu Phi,...
b) Jetstar là hãng hàng không cũng có nhiều đường bay quốc tế như: Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hong Kong, Quần đảo Cook, Fiji, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Mỹ, Philippines, Campuchia,...
c) Vietjet Air là hãng hàng giá rẻ khai thác các chặng bay quốc tế như: Bangkok (Thái Lan), Singapore, Trung Quốc, Seoul (Hàn Quốc), Đài Loan,...

Các hành trình đi quốc tế phổ biến
Mỹ và các thành phố ở châu Âu là một trong những điểm đến thu hút đông đảo hành khách đặt mua vé quốc tế. Cho nên để đáp ứng nhu cầu đi lại của quý khách hàng, AST Travel thường khuyến mại giá vé đi Mỹ, Âu, Úc giảm từ 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ cho 1 hành trình. 
Vé máy bay quốc tế đi Châu Âu: được khai thác bởi các hãng hàng không lớn như British Airways, Etihad Airways, Cathay Pacific, Qatar Airways, China Southern, Turkish Airlines, Alitalia, Emirates, Lufthansa, Air Berlin,... Giá vé máy bay quốc tế đi Pháp từ 353 USD, Giá vé máy bay quốc tế đi Anh từ 476 USD
Vé máy bay quốc tế đi châu Úc: được khai thác bởi các hãng hàng không lớn như: Vietnam Airlines, Qantas Airways khai thác vé máy bay đi Úc bay thẳng đến sân bayquốc tế Melbourne. Ngoài ra, các hãng hàng không khác như: Thai Airways, Air Asia, Singapore Airlines, Korean Air, Cathay Pacific, Tiger Airways, Etihad Airways, …Giá vé máy bay quốc tế đi Úc từ 540 USD.
Vé máy bay quốc tế đi Châu Mỹ: được khai thác bởi các hãng hàng không lớn như: Etihad Airways, Uni Airways, EVA Airways, American Airlines, Japan Airlines, Cathay Pacific, Turkish Airlines, China Southern, Qatar Airways, Korean Air, Delta Airlines, All Nippon Airways,...Giá vé máy bay quốc tế đi Mỹ từ 510 USD
Vé máy bay đi  Đông Nam Á & Châu Á: bạn có thể lựa chọn những hãng hàng không giá rẻ như: Tiger AirAsia, Jetstar, Vietjet. Đối với những chuyến bay ở khu vực Bắc Á, hành khách có thể lựa chọn hãng hàng không China Airlines, Cathay Pacific, Vietnam Airlines.
Tp Hồ Chí Minh nằm trong top các thành phố có tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch nhanh nhất thế giới. So với năm 2009, lượng khách du lịch đã tăng lên 12,9% trong năm 2015.


Theo báo cáo của UBND TPHCM, năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế đến đây đạt 4,4 triệu lượt. Dự báo năm 2015, con số này sẽ là 4,7 triệu lượt khách.
Theo Sở Du lịch TP HCM, tổng lượt khách quốc tế 9 tháng đầu năm tại TP HCM đạt khoảng 6,2 triệu lượt, tăng 14,3% so với cùng kì, hoàn thành 73% kế hoạch năm 2019. 


Tính riêng trong tháng 9, TP HCM đón 692.000 lượt khách nước ngoài, tăng 35% so với cùng kì năm ngoái.
Dữ liệu thống kê cho thấy tổng thu 9 tháng đạt 108.300 tỉ đồng, tăng 7,4% so với cùng kì năm 2018 và hoàn thành 72,2% kế hoạch năm 2019 (150.000 tỉ đồng). Tính riêng trong tháng 9, ngành du lịch TP HCM đã thu về hơn 12,2 tỉ đồng.

Sở Du lịch TP HCM đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch đang ở mức khả quan. Các dịch vụ hỗ trợ thông tin cho khách du lịch cũng được TP HCM quan tâm. 


Cụ thể, tổng số khách tại các trạm thông tin và hỗ trợ khách du lịch trung bình đạt hơn 60.000 lượt khách/năm, tăng gần 2 lần so với năm 2018. 

Các chuyên gia lạc quan về 50 năm tiếp theo của cuộc sống số



Năm 1969 là một điểm mấu chốt trong văn hóa, khoa học và công nghệ. Vào ngày 30 tháng 1, The Beatles đã trình diễn chương trình cuối cùng của họ. Vào ngày 20 tháng 7, cả thế giới dõi theo một cách kinh ngạc khi Neil Armstrong và Edwin Thời Buzz Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi trên mặt trăng. Chưa đầy một tháng sau, gần nửa triệu người hâm mộ âm nhạc tràn ngập cánh đồng lầy lội gần Woodstock, New York, vì những gì mà Rolling Stone gọi là lễ hội nhạc rock vĩ đại nhất từ ​​trước đến nay.

Nhưng sự kiện năm 1969 có tác động toàn cầu lớn nhất đến các thế hệ tương lai xảy ra với một chút phô trương vào ngày 29 tháng 10, khi một nhóm sinh viên tốt nghiệp UCLA do giáo sư Leonard Kleinrock dẫn đầu đã kết nối máy tính với máy tính với một nhóm tại Viện nghiên cứu Stanford. Đó là giao tiếp máy chủ lưu trữ đầu tiên của ARPANET, mạng chuyển mạch gói đầu tiên là tiền thân của internet nhiều tỷ máy chủ lưu trữ ngày nay.

Hướng đến kỷ niệm 50 năm của mạng, Trung tâm nghiên cứu Pew và Trung tâm tưởng tượng Internet của Đại học Elon đã hỏi hàng trăm chuyên gia công nghệ, bao gồm Kleinrock và những người tiên phong trên internet , cuộc sống của mỗi cá nhân có thể bị ảnh hưởng như thế nào trong sự phát triển của internet trong 50 năm tới. Nhìn chung, 530 nhà tiên phong công nghệ, nhà đổi mới, nhà phát triển, nhà lãnh đạo chính sách và kinh doanh, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động trong lĩnh vực khoa học phi khoa học đã trả lời câu hỏi này:

Năm 2019 sẽ đánh dấu kỷ niệm 50 năm kết nối internet từ máy chủ đến máy chủ đầu tiên. Hãy nghĩ về 50 năm tới. Internet và cuộc sống số sẽ ở đâu sau nửa thế kỷ nữa?

Khoảng 72% số người được hỏi nói rằng sẽ có thay đổi tốt hơn, 25% cho rằng sẽ có thay đổi cho điều tồi tệ hơn và 3% tin rằng sẽ không có thay đổi đáng kể.

Những người lạc quan trả lời câu hỏi tốt hơn - không thay đổi bày tỏ hy vọng rằng trong 50 năm tới, những tiến bộ kỹ thuật số sẽ dẫn đến tuổi thọ dài hơn, giải trí tốt hơn, phân phối giàu có và quyền lực hơn và các khả năng khác để nâng cao phúc lợi của con người. Đồng thời, gần như tất cả các dự đoán bằng văn bản của các chuyên gia này bao gồm các cảnh báo về khả năng giám sát và lạm dụng dữ liệu của các tập đoàn và chính phủ, bảo mật xốp cho các hệ thống được kết nối kỹ thuật số và triển vọng bất bình đẳng kinh tế và chia rẽ kỹ thuật số lớn hơn trừ khi các giải pháp chính sách đẩy xã hội theo các hướng khác nhau.

Chủ đề về 50 năm tiếp theo của cuộc sống trực tuyến


Joly MacFie , chủ tịch Hiệp hội New York của Hiệp hội Internet, cho biết, chúng tôi vẫn còn ở tuổi thiếu niên của xã hội kỹ thuật số. Trưởng thành sẽ mang lại sự phổ biến, hiểu biết, tiện ích, bảo mật và mạnh mẽ.

Randy Marchany, giám đốc an ninh thông tin tại Virginia Tech và giám đốc Phòng thí nghiệm bảo mật CNTT của Virginia Tech, cho biết, Giao diện máy móc của con người sẽ là nơi tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy sự thay đổi lớn nhất.





Phân biệt Internet banking và Mobile banking


Internet Banking là gì?

Internet Banking (iBanking) (hay Online Banking) là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ tài chính, nạp tiền, nộp thuế... thông qua thiết bị kết nối Internet.





Giao dịch của dịch vụ Internet Banking chỉ được thực hiện một khi khách hàng nhập đúng được mã OTP xác thực được ngân hàng gửi về cho khách hàng.

Chỉ cần đăng ký dịch vụ Internet Banking tại chi nhánh/Phòng giao dịch của ngân hàng và duy trì hàng tháng với mức phí trên dưới 10 nghìn đồng tùy ngân hàng và bạn sẽ thấy tiện lợi vô cùng vì:

  • Giao dịch mọi lúc mọi nơi chỉ cần có Internet mà không cần tới Ngân hàng hay ra cây ATM
  • An toàn bảo mật với hệ thống xác thực hai yếu tố
  • Rất nhiều tính năng được tích hợp chuyển tiền cùng ngân hàng - khác ngân hàng online, thanh toán tiện ích, gửi tiền online tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả hoạt động quản lý tài khoản cá nhân.

Mobile Banking là gì?

Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng của mình. Điều kiện để sử dụng dịch vụ Mobile Banking là điện thoại của quý khách hàng phải có kết nối internet thông qua các hình thức như GPRS/3G/4G/wifi…

Những giao dịch mà dịch vụ Mobile Banking có thể thực hiện bao gồm các dịch vụ ngân hàng căn bản như:

  • Chuyển khoản
  • Truy vấn thông tin tài khoản
  • Mở tài khoản tiết kiệm, tất toán tài khoản tiết kiệm
  • Thanh toán hóa đơn dịch vụ, thanh toán tiền điện thoại trả sau, nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước…
  • Hạn mức giao dịch ngân hàng mà dịch vụ Mobile Banking cung cấp được quy định theo chính sách riêng của mỗi ngân hàng.

Tính năng mà dịch vụ Mobile Banking mang lại được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, phương thức giao dịch đa dạng, tương thích với nhiều loại điện thoại, giao dịch đảm bảo an toàn và được bảo mật.

Phí dịch vụ Mobile Banking sẽ khác nhau tùy từng ngân hàng nhưng sẽ chủ yếu gồm phí đăng kí dịch vụ, phí duy trì, phí chuyển khoản.

Phí đăng ký dịch vụ và duy trì dịch vụ dao động từ miễn phí đến hơn 100.000 đồng/năm

Khảo sát của chúng tôi tại các ngân hàng nội cho thấy, khi sử dụng dịch vụ, khách hàng hầu như được miễn phí đăng ký và sử dụng một số dịch vụ như truy vấn số dư, lịch sử giao dịch và phải trả một số loại phí trong đó phổ biến là phí duy trì và phí chuyển khoản.



Ở nhóm thu phí, các ngân hàng thu từ 4.400đ/tháng – 11.000đ/tháng cho tất cả các gói dịch vụ hay mức chuyển khoản nào. Cụ thể, Vietcombank, ABBank, Agribank, Sacombank (11.000đ/tháng); Vietinbank, HDBank, OceanBank (8.800đ – 9.900đ/tháng); VietABank (5.500đ/tháng).

Một số ngân hàng thì quy định phí duy trì dịch vụ Mobile banking theo một số điều kiện như theo gói dịch vụ hay hạn mức chuyển khoản thực tế bình quân ngày. Như VPBank thu phí 4.400đ/tháng với gói Mobile Banking chuẩn), 11.000đ/tháng với gói cao cấp, 16.500đ/tháng với gói linh hoạt và 33.000đ/tháng nếu là gói VIP. NCB thì thu 6.600đ/tháng với gói cơ bản và 9.900đ/tháng với gói nâng cao. Hay DongABank thu phí 4.950đ/tháng nếu hạn mức chuyển khoản thực tế tối đa: 10 triệu đồng/ngày và là công nhân, sinh viên; 9.900đ/tháng nếu hạn mức 10 triệu đồng/ngày; 50.000đ/tháng nếu hạn mức 100 triệu đồng/ ngày và 100.000đ/tháng nếu hạn mức 500 triệu đồng/ngày.

Bên cạnh các ngân hàng thu phí thì cũng có nhiều nhà băng không thu phí duy trì dịch vụ, chẳng hạn như BIDV, Techcombank, LienVietPostBank, SHB, SeABank...

Chuyển liên ngân hàng: Ít ngân hàng miễn phí

Đối với chuyển khoản liên ngân hàng, chỉ có Techcombank là đang miễn phí toàn bộ các giao dịch hay OceanBank áp dụng mức phí chung là 8.800 đồng/1 giao dịch, số còn lại có những chính sách tính phí riêng, thường dựa trên một số yếu tố như giá trị món tiền, chuyển tiền nội tỉnh hay khác tỉnh, thời gian nhận lệnh chuyển tiền,…

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đang áp dụng mức phí từ 0,01% đến 0,04% tính trên giá trị món tiền, tối đa thường là 1,1 triệu đồng. Mức phí cao nhất được áp dụng là 0,05% đối với giao dịch qua tài khoản của hai ngân hàng là VPBank và Agribank.

Thống kê cho thấy nếu khách hàng chuyển tiền từ 10 triệu trở xuống, mức phí giữa các ngân hàng chênh lệch không nhiều, dao động trong khoảng từ 7.700 đồng đến 11.000 đồng/1 giao dịch.

Với mỗi giao dịch 50 đến 100 triệu đồng, VPBank thu phí thấp nhất với chỉ 8.800 đồng/1 giao dịch, trong khi ở Agribank lên đến 55.000 đồng cho một lần chuyển khoản 100 triệu.

Trong khi đó, với mỗi giao dịch từ 500 triệu trở lên, mức phí có sự khác biệt rõ rệt: ngoại trừ BIDV duy trì mức phí tối đa là 55.000 đồng/1 giao dịch, mức phí ở các ngân hàng còn lại đều lên đến hàng trăm nghìn đồng, cao nhất là VPBank và Agribank với 275.000 đồng cho mỗi giao dịch chuyển khoản 500 triệu.



Thành phố thông minh: Công dân quan trọng hơn công nghệ

Thành phố thông minh được hỗ trợ công nghệ trong tương lai sẽ có rất ít hy vọng cho sự thịnh vượng bền vững nếu người dân không tự trở nên thông minh hơn. Những điều thông minh không thể thay thế những người thông minh.
Ngày nay, những tiến bộ trong các công nghệ cảm biến, dữ liệu lớn, băng thông rộng cho đến trí tuệ nhân tạo đang biến thành phố thông minh thành hiện thực.




Thị trường thành phố thông minh đang phát triển nhanh chóng với khối lượng dự đoán là 158 tỷ USD vào năm 2022 và nhiều nhóm công ty công nghệ cao quan tâm hy vọng sẽ thu được lợi nhuận từ đó.

Tuy nhiên, chỉ với sự ra đời và tham gia của các công nghệ mới và sáng tạo đã đủ cho chúng ta xây dựng nên một thành phố thông minh theo như mong muốn của mọi cư dân chưa?

Câu trả lời ở đây là chưa đủ và yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ việc xây dựng thành phố thông minh nào đều phải xoay quanh đối tượng được phục vụ chính: công dân.

Công nghệ thành phố thông minh có nghĩa là cải thiện cuộc sống của công dân, nhưng cải tiến phải thực sự bắt đầu bằng việc cải thiện con người, không chỉ là nơi họ sống. Thành phố thông minh được hỗ trợ công nghệ trong tương lai sẽ có rất ít hy vọng cho sự thịnh vượng bền vững nếu người dân không tự trở nên thông minh hơn.

Ở mức độ cơ bản, các công nghệ thông minh sẽ chỉ đóng vai trò rất ít để mở khóa cho giá trị kinh tế và xã hội nếu chúng phục vụ một dân số không được trang bị đầy đủ tri thức để tận dụng hiệu quả các cơ hội mà chúng tạo ra. Bên cạnh, cũng cần có những chuyên gia tận tụy để giải thích chính xác dữ liệu được tạo ra bởi các thiết bị thông minh, để biết khi nào là tốt nhất để nên dựa vào các hệ thống tự động và khi nào cần phải được nắm bắt và điều chỉnh lại bởi chính họ.

Thật vậy, sự thành công của các thành phố phụ thuộc rất lớn vào khả năng của từng công dân, nhóm công dân và thậm chí các tác nhân từ các công ty để tương tác thông minh với nhau và với môi trường sống. Việc đầu tư vào vốn con người quan trọng hơn là công nghệ trong việc tạo ra các thành phố kinh tế sôi động. Giáo dục là động lực đáng tin cậy nhất cho sự phát triển đô thị, giúp tạo ra những trường học để thu hút và giữ chân những người có khả năng.

Các lựa chọn của nhà lãnh đạo

Người dân có xu hướng dịch chuyển để sống ở các thành phố lớn. Làm thế nào tất cả những người đó sống tốt, và cuộc sống của họ như thế nào, sẽ phụ thuộc vào các lựa chọn quan trọng mà các nhà lãnh đạo đưa ra ngày hôm nay và trong những năm tới.

Các nhà lãnh đạo thành phố phải làm việc để kết hợp hài hòa các khoản đầu tư phát triển đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy và tiện ích thông minh hơn, đồng thời với việc đầu tư phát triển các công dân trở nên thông minh và sáng tạo hơn, có khả năng hiểu, cộng tác tốt với nhau và thực hiện sự sáng tạo để cải thiện xã hội.

Các nhà lãnh đạo thành phố cũng cần nhận ra rằng công nghệ nên được sử dụng để kết nối con người không chỉ với các thiết bị, mà cả cơ sở hạ tầng mềm, ví dụ, hệ thống giáo dục cũng quan trọng như cơ sở hạ tầng cứng.

Thành phố thông minh phải gắn liền với đổi mới và hiệu quả hơn trong việc sử dụng các quỹ công cộng, đổi mới hơn trong sự sẵn sàng để thử nghiệm, đổi mới hơn trong việc hỗ trợ cộng đồng công dân... và đổi mới hơn trong việc hỗ trợ các hệ sinh thái khởi nghiệp đô thị. Mục tiêu của nó không chỉ là bão hòa các thành phố bằng các cảm biến, mà là đầu tư vào nguồn nhân lực để tăng cường các công dân biết phát triển cơ hội và đảm bảo mọi người đều có thể tham gia vào việc tạo ra tương lai tốt đẹp của thành phố.

Đầu tư từ trên xuống của chính phủ vào công nghệ có thể tạo ra giá trị to lớn, nhưng không gì có thể thay thế được sức mạnh từ dưới lên của các công dân và doanh nghiệp được trao quyền để tham gia cùng tạo ra thành phố mà chúng ta gọi là nhà.

Các công nghệ mới nổi không thể tự tạo ra một công dân sáng tạo hơn, có giáo dục, tài năng, kiên cường và được tự quyết định. Những điều thông minh không thể thay thế những người thông minh. Cơ sở hạ tầng thông minh có thể giúp tạo điều kiện cho việc tạo ra giá trị, nhưng mọi người dân vẫn phải là nhân vật chính.

Có lẽ lợi ích tiềm năng lớn nhất từ các thành phố thông minh sẽ đến từ việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các cơ hội bao gồm một loạt các vấn đề, bao gồm nhà ở và giao thông, hạnh phúc và lạc quan, dịch vụ giáo dục, điều kiện môi trường và các mối quan hệ cộng đồng.

Những nỗ lực trong lĩnh vực này có thể bao gồm việc theo dõi và lập bản đồ sức khỏe của người dân, sử dụng dữ liệu để chống lại sự xuống cấp của khu phố, xác định các trường hợp phân biệt đối xử và triển khai các phương tiện tự quản để tăng sự an toàn và di chuyển thuận lợi của người dân.

Mặt khác cần lưu ý đến các thách thức như các vấn đề về sở hữu đất đai, xây dựng chính sách để phù hợp với thị trường mới và các hạn chế cái cũ, bất bình đẳng kinh tế xã hội và xung đột với dân số dễ bị tổn thương bị đẩy ra một bên để nhường chỗ cho các sáng kiến thành phố thông minh mới.

Người dân trước tiên!

Công nghệ không thể trở thành tâm điểm, cũng không phải là mục tiêu cuối cùng. Đổi mới thành phố thông minh, giống như tất cả phát triển và tái phát triển đô thị, là một quá trình chính trị. Người dân phải tạo sức ép để các nhà lãnh đạo thành phố chịu trách nhiệm về những nỗ lực và ý nghĩa việc làm của họ - điều này phải nhằm để cải thiện cuộc sống của mọi người, chứ không chỉ làm giảm bớt các chức năng của chính phủ.

Hầu hết, các bên liên quan của các dự án thành phố thông minh là các chính trị gia, chuyên gia tư vấn, học giả và các công ty công nghệ. Tuy nhiên, nhóm các bên liên quan quan trọng nhất thường bị thiếu lại là những công dân bình thường sẽ phải sống ở những thành phố biến đổi này.

Vấn đề niềm tin:Trong lịch sử, các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đều giữ dữ liệu của họ chặt chẽ, chia sẻ càng ít càng tốt. Trong quá khứ, mối quan tâm về quyền riêng tư và nỗi sợ vi phạm an ninh vượt xa giá trị của việc chia sẻ thông tin. Sự đối kháng này chỉ có thể được khắc phục khi người dân tin tưởng vào thành phố và người dân chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của họ. Do đó, các giải pháp an toàn, từ ẩn danh dữ liệu đến nhận dạng kỹ thuật số, mã hóa thông minh và phát hiện mối đe dọa nhận thức, sẽ rất quan trọng trong việc khiến công dân cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ dữ liệu.

Nếu cư dân vẫn miễn cưỡng, các sáng kiến thành phố thông minh sẽ thất bại. 

Trong bối cảnh thực tế là sự tập trung và sự tham gia của công dân đang quyết định các yếu tố thành công cho bất kỳ sự chuyển đổi thành phố thông minh nào, việc đặt cư dân lên hàng đầu là điều rất quan trọng. Nếu không, các thành phố có thể đầu tư đáng kể vào các dịch vụ mà người dân của họ sẽ không sử dụng và cũng không muốn.

Trong khi các nhà công nghệ thảo luận về trí thông minh nhân tạo, phân tích dữ liệu, cảm biến, robot hoặc blockchain trong bối cảnh của một thành phố thông minh, cư dân dường như định nghĩa một thành phố thông minh ít tập trung vào công nghệ. Nói khác đi, ban chỉ đạo thành phố thông minh phải kết hợp tốt hơn các vấn đề, mong muốn và nhu cầu của cư dân của họ.

Việc phản hồi và tạo ý tưởng từ công dân nên liên tục được khuyến khích và thu thập, không chỉ ở các giai đoạn dự án nhất định. Đường dây điện thoại chuyên dụng trên nhiều điểm thu dữ liệu cho thấy mong muốn và vấn đề của người dân. Người dân có thể chủ yếu muốn giải quyết các con đường lưu thông thuận lợi tránh kẹt xe, nhiều công viên, xe thu gom rác hoặc bổ sung đèn đường.

Các thành phố có các nền tảng gợi ý được liên kết trên trang web hoặc cung cấp các ứng dụng thông qua đó cư dân có thể cung cấp thông tin phản hồi về cơ sở hạ tầng và môi trường của thành phố. Tuy nhiên, các công cụ truyền thông này có xu hướng loại trừ những người không hiểu biết về kỹ thuật số như người già hoặc đơn giản là những cư dân ít hiểu biết, dẫn đến sự thiên vị kỹ thuật số.

Do đó, cần đến thăm cụ thể các gia đình dân cư và dành các điểm tiếp xúc ngoại tuyến dành riêng được truyền đạt trên báo và thư địa phương. Công dân cũng nên có quyền truy cập ngoại tuyến và trực tuyến liên tục vào một hệ thống bỏ phiếu cho các đề xuất, lựa chọn và tài trợ dự án.

Để thu hẹp khoảng cách kiến thức công nghệ trong các ban chỉ đạo, chính phủ cũng nên đầu tư vào nhân sự toàn thời gian trong việc khởi xướng và quản lý các dự án thành phố thông minh. Đó phải là một nhóm đa dạng gồm các kỹ sư, nhà khoa học máy tính, nhà thống kê, nhà sinh học, nhà tâm lý học, nhà khoa học xã hội, luật sư, kỹ sư dân sự, chuyên gia y tế, giáo viên và những người khác để có thể tạo ra một hội đồng thành phố và chuyên gia thông minh được cấu trúc cân bằng. Một nhóm đa ngành như vậy sẽ ít phụ thuộc vào các chuyên gia tư vấn bên ngoài và các đối tác của công ty, điều này sẽ cho phép một cuộc đối thoại gần gũi và ít thiên vị hơn khi xét đến quyền lợi của cư dân.

Nên đưa một nhóm đại diện của cư dân thành phố của họ vào ý tưởng, phát triển chiến lược và thực hiện dự án. Cần thực hiện các cuộc khảo sát rộng rãi, các nhóm tập trung và các cuộc phỏng vấn, có một trung tâm đổi mới mở ngoại tuyến cũng như trực tuyến với một hệ thống bỏ phiếu dân chủ và minh bạch. Các dự án nhận được tỷ lệ phê duyệt cao và được các chuyên gia cho là khả thi, nên được đồng phát triển với thông tin phản hồi chặt chẽ từ công chúng. Thêm vào đó, thông tin liên lạc nên được minh bạch và ban chỉ đạo liên ngành phải thường xuyên tiếp cận các đối tượng.

Các thành phố nên cung cấp giáo dục kỹ thuật số và tạo ra nhận thức để làm cho mọi người dân hiểu cách xác định một thành phố thông minh và ý nghĩa của nó - chẳng hạn như tính bền vững, an ninh, chi phí và quyền riêng tư. Các đối tác kinh doanh nên được lựa chọn minh bạch không chỉ theo giá cả, mà còn sử dụng dữ liệu, bảo mật, bảo trì và tính bền vững bên cạnh các số liệu khác.

Cuối cùng, các thành phố được xây dựng cho nhiều thế hệ con người chứ không phải chỉ phục vụ lợi ích thương mại của các công ty hay các chính trị gia đầy tham vọng muốn để lại dấu ấn. Mặc dù một thành phố có thể tự quảng cáo là thông minh hoặc sử dụng các công nghệ tiên tiến, nó vẫn sẽ vô nghĩa nếu bỏ qua con người và môi trường của nó.

Để thực hiện lời hứa về một tương lai đô thị tươi sáng, chúng ta phải suy nghĩ lại về cách chúng ta thiết kế các thành phố thông minh và thực sự tuân thủ theo chiến lược: Người dân trước tiên!

TSKH Trần Quang Thắng
Phó Chủ nhiệm CLB Các nhà kinh tế
Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM

Dự kiến thành lập thành phố thuộc TP.HCM ở phía đông

TP.HCM vừa dự thảo văn bản kiến nghị Bộ Chính trị cho TP được thí điểm mô hình chính quyền đô thị, trong đó định hướng sẽ tổ chức lại các đơn vị hành chính ở quận 2, 9 và Thủ Đức thuộc khu đô thị sáng tạo phía đông. 

Theo dự thảo tờ trình, đề cương sơ bộ của đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM gồm bốn phần. Trong đó, phần thứ nhất, nêu lên sự cần thiết, căn cứ và cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đề án. Trong phần này, TP.HCM nêu lên thực trạng của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn; kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở một số nước và kinh nghiệm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại TP, cũng như kinh nghiệm tổ chức thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Phần thứ hai của đề án nêu lên thực trạng tổ chức chính quyền tại TP.HCM, trong đó có thực trạng xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh.

Phần thứ ba, nêu rõ định hướng và nội dung thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM. Cụ thể, định hướng thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị TP.HCM sẽ theo hướng: Xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền (cấp TP) và hai cấp hành chính (quận, huyện, TP thuộc TP và phường, xã, thị trấn). Sẽ không tổ chức HĐND ở quận, huyện, TP thuộc TP mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND. Tương tự cũng sẽ không tổ chức HĐND ở phường, xã, thị trấn mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND.

Ngoài ra, đề án cũng nêu rõ định hướng tổ chức lại các đơn vị hành chính (quận 2, 9, Thủ Đức) thuộc khu đô thị sáng tạo phía đông (thành lập TP thuộc TP.HCM).

Về cơ chế, chính sách phân cấp quản lý, đề án nêu rõ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân cấp giữa chính quyền các cấp TP và những vấn đề kiến nghị trung ương phân cấp cho TP phù hợp với điều kiện chính quyền đô thị tại TP.

Phần thứ tư, nói rõ cách thức tổ chức thực hiện, trong đó có dự báo tác động của việc triển khai mô hình.

Nguồn: Baochinhphu, PLO

MỚI