Thống kê toàn cầu về nước và sức khỏe:

Hơn 80% các trường học ở Việt Nam có các công trình nước sạch và vệ sinh, tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình nước sạch và vệ sinh ở nhiều trường học không hoạt động đầy đủ hoặc đang trong tình trạng xuống cấp và không được duy tu.



  • Mỗi năm có 4 tỷ ca mắc bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới
  • 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiêu chảy mỗi năm vì nước không an toàn, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém.
  • 10% dân số ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi giun sán
  • 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột, một bệnh phổ biến ở các cộng đồng nông thôn nghèo thiếu phương tiện vệ sinh cá nhân cơ bản, thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường
  • 200 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng do bệnh sán máng, một căn bệnh cũng phổ biến do điều kiện vệ sinh thấp kém gây ra.
  • Gần 1/10 gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới có thể được ngăn ngừa bằng cách cải thiện cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và quản lý nguồn nước
  • Theo báo cáo của WHO/UNICEF (Tiến độ Nước sạch và Vệ sinh môi trường – Cập nhật năm 2012), 95% dân số Việt Nam có thể tiếp cận nước được cải thiện nhưng chỉ 23% dân số được hưởng nước máy tại hộ gia đình. Khoảng 76% dân số có thể tiếp cận các phương tiện vệ sinh môi trường được cải thiện, trong khi đó, 4% vẫn còn phóng uế bừa bãi.


Những khó khăn và thách thức của Việt Nam

  • Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường ở Việt Nam do các bộ ngành khác nhau quản lý. Cấp nước và vệ sinh môi trường đô thị do Bộ Xây dựng quản lý. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Chất lượng nước và các vấn đề vệ sinh cá nhân do Bộ Y tế quản lý.
  • Hiện tại, chưa có cơ chế để thu thập và chia sẻ thông tin và dữ liệu ở cấp quốc gia.
  • Hiện tại có một số định nghĩa về chất lượng nước ví dụ "Nước sạch" (clean water) và "Nước hợp vệ sinh" (sanitary water), gây ra sự nhầm lẫn và không nhất quán trong việc đánh giá chất lượng nước.
  • Các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các nhà tài trợ gặp phải khó khăn trong việc thu thập được số liệu và thông tin mô tả tất cả các khía cạnh của nước sạch và vệ sinh môi trường trên toàn quốc.
  • Trước khi Kế hoạch Cấp nước An toàn được WHO giới thiệu vào Việt Nam năm 2006, các mối nguy hại và rủi ro liên quan đều đã không được phát hiện và xử lý đầy đủ.
  • Do thiếu quản lý rủi ro như vậy, các bệnh lây truyền qua đường nước luôn luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
  • Tỷ lệ trường học có nhà tiêu hiện nay rất thấp (12%). Trong nhiều trường hợp, các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường được xây dựng riêng rẽ ở trường học và các cơ sở y tế, dẫn đến sự đầu tư thiếu hiệu quả và không bền vững của các cơ sở này.
Inforgraphic Nước sạch cho Thủ Đô Hà Nội



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MỚI