Hội nhập toàn cầu từ việc chống bóc lột lao động

Thời hiện đại vẫn còn hơn 40 triệu nạn nhân của lao động bị cưỡng bức tại khắp châu lục và nhiều nhất ở Châu Á Thái Bình Dương.

Công việc hàng ngày của công nhân công ty chế biến thủy sản Benjina, Indonesia là chuyển cá từ các tàu đánh bắt đến xưởng. (ảnh: AP)

Nô lệ hiện đại vẫn là một thách thức lớn mang tính toàn cầu với khoảng 40,3 triệu nạn nhân được thống kê vào năm 2016. Khoảng 25 triệu người là nạn nhân của lao động cưỡng bức, nhiều nhất là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hơn một nửa số nạn nhân được tìm thấy làm việc cho các công ty tư nhân ở hầu hết các lĩnh vực.


Những ngư dân quốc tịch Myanmar, từng làm việc cho công ty thủy sản tai tiếng của Thái Lan, đang chờ đến ngày được về quê. (ảnh: AP)

Ông David Knight, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam, Điều phối viên Khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết: "Khi hành động có trách nhiệm, các doạnh nghiệp là một trong những tác nhân mạnh mẽ góp phần vào chấm dứt và khắc phục tình trạng nô lệ hiện đại, nhưng quan trọng hơn hết là phải ngăn chặn tình trạng này xảy ra. IOM là một thành viên trong liên minh các nhà hoạch định có cùng quan điểm muốn thúc đẩy tư tưởng rằng đảm bảo quyền lợi cho người lao động và gia đình của họ cũng là đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.”

Nhu cầu của người tiêu dùng ở châu Á đối với các sản phẩm từ các nguồn cung ứng có trách nhiệm đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây và rất nhiều công ty đang có những chính sách nội bộ mạnh mẽ nhằm giải quyết các vấn đề về lao động và nhận quyền trong chính hoạt động cũng như chuỗi cung ứng của họ.

Giới chức Thái Lan cũng vào cuộc điều tra vụ bóc lột lao động của doanh nghiệp Thái tại Indonesia. Họ hoàn toàn bất ngờ khi phát hiện ra khu mộ của lao động nước ngoài ở Benjina, Indonesia. (ảnh: AP)

Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Giles Lever, cũng khẳng định: "Luật Nô lệ hiện đại của Anh năm 2015 cung cấp cho các cơ quan thực thi luật pháp các công cụ để chống nô lệ hiện đại, đảm bảo các hình phạt nghiêm khắc phù hợp đối với những người vi phạm và tăng cường hỗ trợ bảo vệ nạn nhân. Luật này, cũng như các luật tương tự ở Pháp, Hà Lan và California, yêu cầu các công ty cần chứng minh hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất không có bất kỳ sự liên quan nào tới nô lệ hiện đại và buôn bán người. Ngăn chặn hành vi tuyển dụng và sử dụng lao động thiếu đạo đức không còn là một sự lựa chọn mà là trách nhiệm xã hội bắt buộc của doạnh nghiệp. Đây ngày càng trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với tất cả các thương hiệu toàn cầu."

Cùng với sự tham gia của đại diện từ hơn 40 công ty bao gồm Coats, ECCO, IKEA, Adecco, Hogan Lovells và Decathlon, cũng như các doanh nghiệp địa phương, Hội thảo này tại TP.HCM đã đánh giá các khung pháp lý và các giải pháp thực tiễn để thúc đẩy các nguyên tắc kinh doanh có trách nhiệm và quan hệ lao động có đạo đức. Điều này không chỉ góp phần ngăn chặn và xoá bỏ chế độ nô lệ hiện đại trong chuỗi cung ứng mà còn có thể cung cấp một định hướng phát triển kinh doanh bền vững ở Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại hội thảo, Ian Pascoe, Giám đốc điều hành của Grant Thornton đã chỉ ra tác động tích cực to lớn về mặt kinh doanh cho các công ty ở Việt Nam khi họ đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quan hệ lao động có đạo đức: "Những khoản đầu tư này sẽ mang lại lợi nhuận thực chất và rất quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, một môi trường kết nối chặt chẽ và người tiêu dùng ngày càng thông thái."

Theo ông Knight: "Những người di cư di chuyển đến các trung tâm đô thị ở Việt Nam hoặc di chuyển qua biên giới để tìm kiếm cơ hội việc làm là nhóm lao động dễ bị tổn thương cao và cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp. Khi tình trạng di cư để tìm kiếm việc làm trên khắp thế giới tiếp tục gia tăng, IOM muốn các công ty nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tuyển dụng đạo đức và đối xử công bằng với người lao động di cư ".
Hội thảo do Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cùng với Tổ chức Di cư Quốc Tế (IOM) tại Việt Nam có chủ đề “Nguồn cung ứng bền vững và quan hệ lao động có đạo đức” thông qua sự hỗ trợ của Cơ quan Di cư Liên Hợp Quốc, Đại sứ quán Thụy Điển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sở Lao động Thương binh và Xã hội (DOLISA).
Chương trình CREST của IOM giai đoạn 2017-2022 - Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô lệ hóa và Buôn bán người - do Phòng Hợp tác Phát triển Khu vực, Đại sứ quán Thụy Điển tại Thái Lan tài trợ. Chương trình này tạo điều kiện cho các cuộc tham vấn có sự tham gia của nhiều bên liên quan và cũng giúp phát triển mối quan hệ hợp tác giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân. Chương trình cũng hợp tác với các công ty quốc tế để tăng cường sự minh bạch trong chuỗi cung ứng và xây dựng năng lực của tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng để tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và quốc tế về lao động trong bối cảnh di cư lao động ngày càng phổ biến. 
Luật Nô lệ hiện đại Anh năm 2015, điều 54 quy định một số các tổ chức phải công bố báo cáo thường niên về tình hình nô lệ và buôn bán người. Báo cáo thường niên này phải nêu rõ những hoạt động mà tổ chức đó đã làm để đảm bảo công việc kinh doanh của họ hay các công ty nằm trong chuỗi cung ứng của họ không liên quan đến nô lệ hiện đại. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MỚI